GDQP-AN 11BÀI 4MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VI PHẠMPHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGNgười trình bày: Ngọc Linh, Hương GiangKHỞI ĐỘNGHình a - phạm phápHình b - bảo vệQuan sát hình trên và cho biết:- Hành động nào góp phần bảo vệ môi trường?- Hành động nào vi phạm pháp luật bảo vệ môitrường?KHÁM PHÁI. MÔI TRƯỜNG VÀ AN NINH MÔI TRƯỜNG1. Môi trườnga, Một số khái niệm:- Môi trường: là các yếu tố vậtchất tự nhiên và nhân tạo quanhệ mật thiết với nhau, bao quanhcon người, có ảnh hưởng đến đờisống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại,phát triển của con người, sinh vậtvà tự nhiên.- Thành phần môi trường: gồmđất, nước, không khí, sinh vật, âmI. MÔI TRƯỜNG VÀ AN NINH MÔI TRƯỜNG1. Môi trườnga, Một số khái niệm:- Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổitính chất vật lí, hoá học, sinh học của thànhphần môi trường không phù hợp với quychuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môitrường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe conngười, sinh vật và tự nhiên.b, Ý nghĩa của môi trường:+ Là không gian sống của con người và các loài sinh vật.+ Cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống vàhoạt động sản xuất của con người.+ Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ratrong sản xuất và cuộc sống, giảm tác động tiêu cựccủa thiên nhiên đối với con người và các loài sinh vật.+ Là nơi lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người, cácloài sinh vật và Trái Đất.Các trạng thái môi trường+ Ô nhiễm môi trường+ Suy thoái môi trường+ Sự cố môi trường- Nguyên nhân gây ra các trạng thái môi trường:+ Nguyên nhân tự nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán,...)+ Hoạt động của con người gây ra (sản xuất, kinhdoanh, vận chuyển hàng hóa, khai thác tài nguyên,môi trường quá mức,...)Đổ rác xuống sông (ô nhiễm nguồn nước)Ô nhiễm môi trường đấtÔ nhiễm không khí nói chung (khí quyển)TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG2. An ninh môi trường và một số vấn đề liên quana, An ninh môi trường- Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên,nhân tạo cấu thành nên môi trường đượccân bằng để đảm bảo điều kiện sống vàphát triển của con người cùng các loài sinhvật trong hệ thống đó.b, Một số vấn đề liên quan đến anninh môi trường- Biến đổi khí hậu: nhiệt độ trung bình Trái Đấttăng, hiện tượng băng tan, nước biển dâng, xâmnhập mặn,...- An ninh lương thực: con người có quyền tiếpcận thực phẩm một cách an toàn, đầy đủ ở mọinơi để duy trì sự sống.- Thiên tai: hiện tượng tự nhiên bất thường gâyra thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điềukiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.- Dịch bệnh: sự lây lan nhanh chóng củabệnh truyền nhiễm với số lượng lớnnhững người bị nhiễm trong cộng đồng,khu vực hoặc toàn thế giới trong mộtkhoảng thời gian.- Di cư tự do: hiện tượng con người rờibỏ nơi cư trú của mình đến một khu vực,địa điểm khác để sinh sống.Quan sát hình trên, vận dụng hiểu biết vànhận xét về thực trạng các vấn đề môitrường toàn cầu hiện nay.II, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG1. Khái niệm: Là hoạt động phòng ngừa, hạnchế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môitrường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường,cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tàinguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó vớibiến đổi khí hậu.2. Bảo vệ môi trường đất, nước, khôngkhí:a, Bảo vệ môi trường đất- Xem xét tác động trước khi xây dựng quy hoạch,dự án, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoáimôi trường đất.- Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân đềucó trách nhiệm bảo vệ, xử lí, phục hồi môi trườngđất đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra.- Nhà nước xử lí, cải tạo và phục hồi môi trườngđất ở các khu vực ô nhiễm còn lại.b, Bảo vệ môi trường nước- Kiểm soát các nguồn chất thải vào môi trườngnước xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường nước bịô nhiễm.- Có biện pháp ngăn chặn, kiểm tra, xử lí các hànhvi gây ô nhiễm môi trường nước.- Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn nước.c, Bảo vệ môi trường không khí- Tiến hành quan trắc, giá sát thườngxuyên, liên tục và công bố chất lượngmôi trường không khí theo quy định củapháp luật.- Tình trạng ô nhiễm phải được thông báovà cảnh báo kịp thời, nhằm giảm thiểu ảnhhưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.- Các chủ thể sản xuất, kinh doanh dịchvụ có phát thải bụi, khí thải tác độngxấu đến môi trường phải có tráchnhiệm giảm thiểu và xử lí theo quyđịnh của pháp luật.III, PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀBẢO VỆ MÔI TRƯỜNG1. Một số hành vi nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chấtthải rắn, chất thải nguy hại không đúngquy trình kĩ thuật.- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử líđạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường ra môitrường.- Phát tán, thải chất độc hại, vi rút độchại chưa kiểm định; xác súc vật chết dodịch bệnh và tác nhân độc hại khác.- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại chosức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất,sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tốđộc hại vượt mức cho phép.- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở,làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảovệ môi trường.- Phá hoại, xâm chiếm di sản thiên nhiên, côngtrình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệmôi trường.- Không thực hiện phòng ngừa, ứng phó, khắc phụcsự cố môi trường theo quy định.CÁC HOẠT ĐỘNG VI PHẠM LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGĐổ rác ra sôngĐốt rừng bừa bãiÔ nhiễm chất thải rắnHÌNH ẢNH VI PHẠM LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGÔ nhiễm không khí ở các đô thịHÌNH ẢNH VI PHẠM LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGXả rác sinh hoạt(phạt 5 - 7 triệu)Đổ rác rác sôngHÌNH ẢNH VI PHẠM LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGChặt phá rừng làm nương rẫyĐốt cháy rừng2. Xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường- Xử phạt theo quy định tại Nghị định số45/2022/NĐ-CP ngày 7-7-2022 của Chính phủ đốivới các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vựcbảo vệ môi trường.- Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạttù có thời hạn tùy theo mức độ và trường hợp phạmtội đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệmôi trường quy định tại Bộ luật Hình sự (từ Điều235 đến Điều 246).IV, TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG1. Trách nhiệm của công dân- Thực hiện đúng các quy định củapháp luật bảo vệ môi trường; chủ độngphòng ngừa, ứng phó khắc phục thiêntai, dịch bệnh; tham gia các hoạt động thíchứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.- Chủ động phát hiện, tố giác các viphạm pháp luật về bảo vệ môi trường;cung cấp thông tin cho cơ quan chứcnăng trong việc phát hiện, ngăn chặnđiều tra, xử lí các hành vi vi phạm.- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quyđịnh của pháp luật.2. Trách nhiệm của học sinh- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của công dân trongbảo vệ môi trường.- Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trườngcủa nhà trường, nơi cư trú,...- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồntài nguyên, tích cực tuyên truyền, vậnđộng gia đình và cộng đồng thực hiệncác biện pháp bảo vệ môi trường.- Phản ánh, thông tin với thầy, cô giáo,nhà trường và cơ quan chức năng biếtcác hành vi vi phạm pháp luật bảo vệmôi trường.HÌNH ẢNH THỰC HIỆN TỐT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGTrồng cây gây rừngBảo vệ loài voiHÃY CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGHãy cho biết hành động nào sau đây đã vi phạm luật bảo vệ môitrường, theo em cần làm gì để khắc phục những vi phạm đó.Vi phạmVi phạm12Không vi phạm3Vi Phạm4Không vi phạm5Vi phạm6Không vi phạm7Vi phạm8CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠNĐÃ LẮNG NGHE
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường của Nhà nước
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
- Nhà nước thực hiện ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, trợ cước vận chuyển đối với sản phẩm thân thiện môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ tương ứng đối với các hoạt động đó;
- Trường hợp hoạt động bảo vệ môi trường cùng được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo văn bản có quy định mức ưu đãi, hỗ trợ cao hơn;
- Mức độ và phạm vi ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được điều chỉnh bảo đảm phù hợp với chính sách về bảo vệ môi trường từng thời kỳ.
Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ
Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư công trình bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về bảo vệ môi trường thuộc dự án, ngành, nghề ưu đãi đầu tư được quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Cụ thể danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
- Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải bao gồm:
+ Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn (rác thải);
+ Thu gom chất thải rắn (rác thải);
+ Tái chế hoặc tái sử dụng chất thải.
-. Doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bao gồm:
+ Cung cấp công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng, công nghệ tiết kiệm năng lượng được đánh giá hoặc thẩm định hoặc có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
+ Cung cấp dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt; đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt; dịch vụ quan trắc môi trường xung quanh;
+ Sản xuất năng lượng sạch; năng lượng tái tạo; thiết bị quan trắc môi trường;
+ Sản xuất, cung cấp thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô hộ gia đình; sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam;
+ Sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải đáp ứng các quy định của pháp luật chất lượng sản phẩm hàng hóa;
+ Sản xuất phương tiện giao thông công cộng, trừ phương tiện giao thông công cộng sử dụng dầu; sản xuất phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải; dịch vụ vận tải công cộng sử dụng năng lượng điện, nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo.
- Hoạt động bảo vệ môi trường không phải là hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm:
+ Đổi mới công nghệ, cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải để thực hiện lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;...
+ Di dời hộ gia đình ra khỏi khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
+ Di dời cơ sở đang hoạt động để đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường hoặc để thực hiện lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Đầu tư phát triển vốn tự nhiên có khả năng tái tạo, cung cấp dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ di sản thiên nhiên;
+ Nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương;
+ Xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
(Khoản 1 Điều 131 Nghị định 08/2022/NĐ-CP)