– Mã số ngành đào tạo: 7220201
Phân biệt giữa bằng cử nhân đại học và bằng kỹ sư
Bằng cử nhân là bằng dành cho cho sinh viên tốt các khối ngành về kinh tế xã hội, nghiên cứu nhiều, với thời gian đào tạo thông thường là 04 năm.
Cơ hội việc làm tương đối lớn và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Còn bằng kỹ sư là bằng được cấp cho sinh viên tốt nghiệp các khối ngành như: Kỹ thuật, thiên về thực hành, ứng dụng vào thực tiễn nhiều hơn bằng cử nhân và thời gian đào tạo cũng dài hơn, có thể lên đến 05 năm.
Vì thế, nhìn chung thì tấm bằng kỹ sư dù sao cũng sẽ có khả năng cạnh tranh nhiều hơn so với bằng cử nhân. Bằng kỹ sư được đánh giá có nhiều lợi thế hơn bằng cử nhân.
Ý nghĩa của bằng cử nhân là gì?
Ngày nay, có được một tấm bằng cử nhân danh giá là một điều đáng tự hào và là mơ ước của rất nhiều người. Bởi lẽ nó là minh chứng cho một quá trình rèn lượng, học tập không ngừng của bản thân. Việc sở hữu một tấm bằng cử nhân có thể đem lại cho ta những lợi ích như:
- Tích lũy được vốn kiến thức chuyên sâu trong quá trình học tập để lấy bằng: Những kiến thức được tiếp thu, trau dồi trong quá trình học tập tại trường sẽ là hành trang vững chắc phục vụ nghề nghiệp tương lai của mỗi cử nhân.
- Có cơ hội tìm việc làm tốt hơn: Việc sở hữu một tấm bằng cử nhân sẽ tạo cho chúng ta lợi thế lớn trong vô vàn các ứng viên khi đi xin việc và cũng là cơ sở để ta có thể thỏa thuận được mức lương phù hợp với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, kiến thức ở đại học sẽ là nền tảng tốt nhất để ta có cơ hội thăng tiến, thành công sau này.
- Bằng cử nhân là bước đầu để vươn tới những học vị cao hơn: Sau khi sở hữu tấm bằng cử nhân, chúng ta có thể tiếp tục học chuyên sâu lên những bậc học, cấp học cao hơn như thạc sĩ, hoặc cao hơn là tiến sĩ. Qua đó, chúng ta có thể trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực của mình, hay đơn giản là được các nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn.
Bằng cao đẳng và bằng cử nhân khác gì nhau?
Theo Điều 38 của Luật Giáo dục đại học 2012 và sửa đổi năm 2018 quy định, danh hiệu cử nhân phải là những người tốt nghiệp đại học. Vì vậy nên, danh hiệu cử nhân cao đẳng của tấm bằng cao đẳng không thể nào giống với danh hiệu cử nhân của bằng đại học.
Hơn nữa, cao đẳng còn chia ra làm hai loại, một là do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý gọi là cao đẳng chính quy, hai là do do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý gọi là cao đẳng nghề.
Ngoài ra, nếu có tấm bằng cử nhân đại học, bạn có thể tiếp tục học chuyên sâu hơn cho các học vị cao hơn như: thạc sĩ, tiến sĩ. Còn với tấm bằng cao đẳng, bạn không thể làm được điều đó mà chỉ có thể liên thông lên trình độ đại học và tiếp tục học để lấy bằng cử nhân đại học.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến khái niệm bằng cử nhân là gì và những vấn đề xoay quanh nó mà chúng tôi đã tổng hợp được. Nếu có thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ tư vấn và đừng quên chia sẻ bài viết này đến mọi người nhé.
Chương trình đào tạo cử nhân Ngôn ngữ Anh tại Học viện Ngoại giao được xây dựng trên cơ sở làm nổi bật các thế mạnh của Học viện như năng lực đào tạo ngoại ngữ và các chuyên ngành có tính quốc tế và hội nhập sâu rộng. Vì vậy, bên cạnh các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên ngành và liên ngành theo một trong ba định hướng nghề nghiệp được lựa chọn: Tiếng Anh Biên - Phiên dịch đối ngoại, Tiếng Anh Báo chí - Truyền thông và Tiếng Anh Kinh tế - Kinh doanh. Các định hướng đa dạng mở ra cho các cử nhân tương lai nhiều lựa chọn phát triển nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, mục tiêu cá nhân và nhu cầu của thị trường lao động.
Chương trình được xây dựng trên cơ sở tính đến sự khác biệt về trình độ Tiếng Anh của sinh viên khi nhập học. Vì vậy, trước khi bắt đầu theo học CTĐT, sinh viên được đánh giá phân loại trình độ tiếng Anh và xếp vào hai nhóm trình độ: trung cấp (tương đương với IELTS 4.5 đến 5.5) và nâng cao (tương đương với IELTS từ 6.0 trở lên.) Mỗi nhóm trình độ được học theo một lộ trình riêng: nhóm trình độ trung cấp sẽ được củng cố thêm kiến thức tiếng Anh cơ sở trong khi nhóm trình độ nâng cao được học tiếng Anh chuyên ngành từ học kỳ đầu tiên và trang bị thêm hai học phần chuyên ngành nâng cao.
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh được đào tạo và phát triển toàn diện nhiều kỹ năng: từ các kỹ năng ngôn ngữ (ít nhất 2 ngoại ngữ: Tiếng Anh và một ngoại ngữ khác) đến các kỹ năng nghiệp vụ (biên dịch, phiên dịch, viết báo cáo, viết học thuật, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện…) và các kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy phản biện, quản lý và lãnh đạo…), giúp sinh viên có khả năng thích ứng và hội nhập cao trong môi trường quốc tế và đa văn hóa.
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh có nhiều cơ hội áp dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào thực tiễn qua các kỳ thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế, cũng như các hoạt động hướng nghiệp, trải nghiệm ngoại khóa đa dạng do Học viện và Khoa Tiếng Anh tổ chức.
Đội ngũ giảng viên của Khoa Tiếng Anh - Học viện Ngoại giao được đào tạo bài bản ở các trường đại học uy tín trong và ngoài nước như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Nhật Bản, Singapore. Đặc biệt, nhiều học phần được giảng dạy bởi các Đại sứ, chuyên gia, cán bộ ngoại giao giàu kinh nghiệm.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí việc làm đa dạng:
- Biên dịch viên – phiên dịch viên tiếng Anh, chuyên viên đối ngoại hoặc hợp tác quốc tế tại các bộ ban ngành và các đơn vị, cơ quan nhà nước; đặc biệt, tại các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao.
- Chuyên viên đối ngoại, hợp tác quốc tế tại các doanh nghiệp, đặc biệt các công ty có yếu tố quốc tế (trong các bộ phận, đơn vị phụ trách về kinh doanh, nhân sự, pháp lý, truyền thông, quan hệ công chúng...).
- Phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên, phát thanh viên…, tại các cơ quan thông tấn báo chí (đài phát thanh truyền hình, đài phát thanh, các tòa soạn báo, tạp chí) và các nhà xuất bản.
- Giảng viên, nghiên cứu viên về ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ học tại các trường đại học và viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Giáo viên tiếng Anh hoặc cán bộ chương trình, soạn thảo giáo trình, giáo án tại các trung tâm ngoại ngữ, các cơ sở giáo dục ở các cấp bậc từ phổ thông tới đại học.
- Cán bộ văn phòng, quản lý… cho các dự án hoặc các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế…
- Hướng dẫn viên, điều hành viên, cán bộ quản lý... tại các công ty du lịch và lữ hành.
Trên nền tảng kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ tốt, sinh viên tốt nghiệp có thể học thêm bằng cử nhân thứ 2 hoặc học tiếp lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ các CTĐT thuộc các ngành Ngôn ngữ Anh, Sư phạm Tiếng Anh, hoặc các ngành khoa học xã hội khác (ví dụ như Báo chí, Truyền thông, Kinh tế, Kinh doanh) tại các trường đại học, học viện, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, đặc biệt là các nước nói tiếng Anh.
Xem chương trình đào tạo chi tiết TẠI ĐÂY.
Có phải bằng cử nhân là bằng đại học?
Theo quy định của khoản 2 Điều 12 Luật Giáo dục năm 2019, các văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và các văn bằng cùng trình độ.
Bên cạnh đó, Luật Giáo dục đại học 2012 cũng quy định trong Điều 38 về văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng cùng trình độ.
Vì thế, cử nhân là tên gọi chung dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp đại học và bằng cử nhân được hiểu là bằng do cơ sở giáo dục đại học cấp cho sinh viên đã đủ điều kiện tốt nghiệp hệ chính quy bậc đại học. Như vậy, bằng cử nhân cũng chính là bằng đại học.
Bằng cử nhân có những loại nào?
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về các loại bằng cử nhân trong chương trình giáo dục đại học, mà chỉ đề cập chung chung rằng bằng cử nhân là một loại văn bằng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Ở một số quốc gia trên thế giới, căn cứ vào chuyên ngành, lĩnh vực cấp bằng, bằng cử nhân được chia thành hai loại chính, cụ thể như sau:
Việt Nam tính tới hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể về các loại bằng cử nhân trong chương trình đại học, mà chỉ là khái niệm bằng cử nhân là bằng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân chung chung. Tuy vậy, ở các quốc gia trên thế giới, bằng cử nhân được chia thành 02 loại căn cứ vào ngành và lĩnh vực cấp bằng.
Bằng Cử nhân Chuyên ngành Khoa học Xã hội - Bachelor of Art (gọi tắt là BA)
Bachelor of Art là bằng được trao cho những sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khoa học xã hội. Những chuyên ngành này là một trong các chương trình giáo dục lâu đời của các trường đại học phương Tây, tập trung vào Liberal Art (nền giáo dục khai phóng). Các lĩnh vực của chuyên ngành này bao gồm: nghệ thuật, văn học, nhân văn, nhân học, lịch sử, khảo cổ tâm lý, dân tộc học, truyền thông, ngoại ngữ,...
Ở nước Anh, chỉ trường Đại học Cambridge và Viện Đại học Oxford ( University of Cambridge và University of Oxford) trao loại bằng Bachelor of Art cho sinh viên tốt nghiệp.
Còn tại Hoa Kỳ, Bachelor of Art được trao cho các sinh viên của tất các các ngành mang tính chất học thuật tại nhiều trường cao đẳng chuyên ngành, đặc biệt là các trường chuyên đào tạo nghệ thuật. Riêng Đại học Harvard (Harvard University), sinh viên tất tất cả các ngành đều được cấp Bachelor of Art.
Bằng Cử nhân Chuyên ngành khoa học tự nhiên (hay còn gọi theo tiếng Anh là BS - Bachelor of Science)
Ngược lại với Bachelor of Art là bằng cho các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khoa học xã hội, Bachelor of Science là loại bằng cử nhân bằng dành cho các sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khoa học tự nhiên. Các lĩnh vực cụ thể của chuyên ngành này như: kỹ thuật, điện, cơ khí, y khoa... và các ngành khoa học ứng dụng.
Ngoài ra còn có bằng Bachelor of Applied Arts and Sciences (BAAS) về ngành Khoa học ứng dụng. Ở Vương quốc Anh, các trường đại học danh tiếng như Đại học Oxford (University of Oxford), Đại học Cambridge (University of Cambridge), hay hầu hết các trường khác đều cấp bằng này cho các sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học ứng dụng.