Học tiếng Anh là một mục tiêu, một nhiệm vụ của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam. Dù vậy, không phải tất cả những người học tiếng Anh đều hiểu được ý nghĩa thực sự của nó. Học tiếng Anh để làm gì? Tại sao phải học tiếng Anh? Không ít người đã tự đặt ra câu hỏi này mỗi khi nản lòng nhụt chí. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra cho bạn những lí do bạn cần học tiếng Anh ngay hôm nay.
Mục đích học tiếng Anh để phát triển kĩ năng bản thân, trở nên năng động hơn
Hầu hết những người giỏi tiếng Anh đều cảm thấy mình năng động, tự tin hơn rất nhiều. Vì sao vậy? Khi có tiếng Anh trong tay, bạn dường như có thể ứng biến với mọi tình huống mà không lo lắng bất cứ điều gì. Bạn có thể ra nước ngoài du lịch mà không gặp khó khăn trong việc mua sắm, đặt khách sạn hay di chuyển bằng phương tiện giao thông. Bạn còn có thể tham dự nhiều tổ chức, hoạt động từ thiện hay các hội nghị, sự kiện sử dụng tiếng Anh. Nghe đã thấy hoành tráng rồi đúng không nào?
Mục đích học tiếng Anh để tiếp cận các tác phẩm nổi tiếng thế giới
Bạn có thấy hạnh phúc khi có thể đọc một tác phẩm văn học bằng tiếng Anh? Hay xem một bộ phim yêu thích mà không cần phụ đề? Có những giá trị nghệ thuật và cảm thụ chỉ có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ gốc của nó, vì vậy, cảm nhận của bạn khi đọc một tác phẩm bằng tiếng Anh sẽ rất khác so với khi đọc bằng tiếng Việt. Không những thế, bạn hoàn toàn có thể đọc tin tức của BBC, CNN và các đầu báo nổi tiếng hàng ngày, cập nhật các thông tin trên thế giới nhanh chóng nhất.
Mục đích học tiếng Anh để làm gì
Mục đích học tiếng Anh để có cơ hội làm việc tốt hơn
Chúng ta đều hiểu rằng hội nhập kinh tế thế giới đang trên đà phát triển, một vài năm tới đây các nhà đầu tư nước ngoài sẽ càng quan tâm tới Việt Nam – một thị trường vô cùng tiềm năng. Khi bạn có khả năng giao tiếp và làm việc bằng tiếng Anh, bạn chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội làm việc hơn những người khác. Hơn nữa, công việc của các công ty nước ngoài lúc nào cũng có mức lương hậu hĩnh hơn nhiều các doanh nghiệp trong nước, bạn hoàn toàn có thể đạt được một điều kiện sống như mơ ước và một sự nghiệp hoàn hảo.
Mục đích học tiếng Anh để làm gì
Mục đích học tiếng Anh để đi xa hơn và học hỏi nhiều hơn
Khi có vốn tiếng Anh trong tay, bạn sẽ không chỉ dừng lại ở nơi đất mẹ, mà sẽ có nhiều cơ hội ra nước ngoài học tập và làm việc. Đi xa hơn, mở rộng tầm nhìn và tri thức của bản thân, biết thêm nhiều nền văn hóa và phong cách sống, bạn chắc chắn sẽ trở thành con người hoàn toàn khác. Tiếng Anh chính chìa khóa vạn năng mở ra mọi nguồn tri thức mới.
Mục đích học tiếng Anh để thử thách chính mình
Học một ngôn ngữ mới chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt đối với người Việt Nam thì học tiếng Anh là quá trình mất nhiều thời gian và công sức. Đây chính là một thử thách đầy thú vị dành cho bạn. Đôi khi trong cuộc sống tự đặt mình vào thử thách và cố gắng vượt qua nó cũng là một phương pháp hữu ích để rèn luyện bản lĩnh, sự kiên trì, vượt khó khăn của bạn. Điều này chắc chắn sẽ tốt cho bạn trong tương lai.
5 câu trả lời cho câu hỏi ”Học tiếng Anh để làm gì?” chắc hẳn phần nào củng cố thêm quyết tâm của bạn trên con đường chinh phục ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới này. Chỉ cần bạn có lòng tin và không từ bỏ, không gì là không thể! Chúc các bạn thành công!
Kết quả: 29, Thời gian: 0.0773
Tôi bán hàng, khách chủ yếu là người Việt, hàng hóa cũng của Việt Nam sản xuất, vậy học tiếng Anh có tác dụng gì ngoài 'hello', 'how are you'?
Đọc bài viết "Loay hoay với tư tưởng '30 tuổi khó học tiếng Anh'", tôi thấy buồn khi tác giả chia sẻ về chuyện các hội nhóm du lịch của người phương Tây có cái nhìn không tốt về hình ảnh người Việt. Thế nên, đừng nghĩ chúng ta dễ dãi với ngôn ngữ của họ là sẽ được họ trân quý, mà đôi khi ngược lại, cái gì dễ quá lại hay bị xem thường.
Cho dù người Việt có nói tiếng Anh giỏi như người bản ngữ, thậm chí thế hệ người Việt sinh ra ở nước ngoài, thì cuối cùng cái gốc vẫn là Việt Nam. Tôi cứ ám ảnh mãi câu nói của cô giáo dạy tiếng Trung của mình: "Muốn giỏi ngôn ngữ khác, trước hết phải giỏi tiếng mẹ đẻ, phải yêu tiếng nói của quốc gia mình. Bản thân mình còn không tôn trọng, không yêu nó thì người khác có lý do gì mà tôn trọng, yêu ngôn ngữ của ta". Nếu yêu tiếng Việt, hãy tìm cách lôi kéo người nước ngoài học tiếng Việt, từ đó giới thiệu văn hóa đất nước, lúc đó họ mới thực sự tôn trọng mình, quốc gia và ngôn ngữ Việt Nam.
Sự học nên duy trì từ lúc bắt đầu đến cuối đời, chứ không phải "học vội". Học vội ở đây là chỉ học trong ngắn hạn, học khi cần hoặc theo trào lưu. Khi giao tiếp được trong học tập, công việc ở mức độ nào đó rồi thì tự cho là tốt, và không đào sâu thêm nữa về chuyên môn hay văn hóa. Nhiều người vội vàng học tiếng Anh từ nhỏ, vô tình bỏ lỡ quá trình "học dài" tiếp theo, vì cứ nghĩ mình đã học đủ rồi. Hãy tiếp cận sự học bất chấp độ tuổi thay vì e ngại "không còn sớm nữa". "Học dài" chứ không nên chỉ học khi cần, "học ngắn, học vội" một chút kiến thức, kỹ năng đủ xài rồi thôi.
Tôi làm bên ngành dịch vụ, lâu lâu có khách nước ngoài ghé vào, họ tự đưa cái điện thoại với ứng dụng dịch ngôn ngữ cho tôi đọc. Việc của tôi là chỉ cần làm tương tự như vậy hoặc soạn sẵn một số câu thông tin về dịch vụ có sẵn bằng tiếng Anh rồi đưa cho họ đọc. Hai bên thống nhất giá cả và nội dung dịch vụ là xong. Nói vậy để thấy, những công việc trình độ mang tính chuyên ngành cao thì nên học tiếng Anh chuyên sâu, còn lại về cơ bản, nếu công việc không cần tiếng Anh cũng chỉ cần học trình độ sơ cấp.
Tôi duyệt thông tin hoặc tìm hiểu về vấn đề gì trên mạng, nếu thấy tiếng Anh, cứ cho lên Google dịch hộ. Tất nhiên, tôi vẫn so sánh văn bản gốc và bản dịch để hiểu đúng vấn đề. Ở Nhật Bản, người ta còn đang phát triển màn hình kính trong suốt làm bảng dịch thuật ở các bàn tiếp tân, dịch vụ. Nhân viên và khách sẽ nói ngôn ngữ của mình, tấm kính sẽ hiển thị lại ngôn ngữ của cả hai. Vậy nên, có thể cả hai không cần biết ngôn ngữ của nhau cũng vẫn có thể trao đổi, làm việc.
Tôi cũng từng bị nói không chịu học tiếng Anh sớm, khi mà anh chị em và các cháu đều đã giỏi ngoại ngữ. Nhưng tôi chỉ là lao động phổ thông, công việc chỉ là trông coi cửa hàng, phục vụ đối tượng chính là người Việt, hàng hóa Việt Nam. Lâu lâu, khi mấy trường đại học gần cửa hàng có giao lưu sinh viên quốc tế thì mới có vài bạn "Tây ba lô" ghé vào mua đồ, hỏi han gì cũng dùng app dịch ngôn ngữ hết rồi, nên tôi cũng chẳng biết học ngoại ngữ làm gì?
Ngày nay, ngoại ngữ đúng là một lợi thế để mở rộng cánh cửa nghề nghiệp. Nhưng nói vậy không có nghĩa là chúng ta nên tôn sùng nó. Tôi nghĩ đơn giản như vậy thôi. Những bạn muốn làm công việc cần ngoại ngữ thì nhất định phải trau dồi, học chuyên sâu. Còn nếu bạn làm những công việc không cần ngoại ngữ thì đôi khi chỉ cần biết chào hỏi xã giao vài câu là được rồi.