Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn
Ví dụ về áp dụng pháp luật GDCD 12
Sau đây là một số ví dụ về áp dụng pháp luật giúp cho học sinh có thể làm bài môn GDCD lớp 12 tốt hơn:
Ví dụ 1: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định về điều chuyển cán bộ từ Sở Giáo dục và Đào tạo sang Sở Thông tin và truyền thông. (UBND áp dụng Quy định 65/QĐ-TW về luân chuyển cán bộ)
Ví dụ 2: Cảnh sát giao thông xử phạt người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện,... không đội mũ bảo hiểm từ 100000 đến 200000 ngàn đồng. (Cảnh sát giao thông áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Ví dụ 3: Tòa án huyện giải quyết vụ án ly hôn đơn phương (Tòa án áp dụng các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết vụ án)
Ví dụ 4: UBND ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân hay UBND ra quyết định thu hồi đất (UBND áp dụng các quy định về cấp, thu hồi,.... giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Luật Đất đai năm 2013)
Áp dụng pháp luật thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước
Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước vì việc áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành. Mỗi chủ thể có thể áp dụng pháp luật trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật. Ví dụ như sau:
+ UBND cấp xã có quyền xem xét cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho công dân; đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, công dân cần làm thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện.
+ Tòa án nhân dân các cấp có quyền thẩm tra, xét xử, áp dụng pháp luật trong xét xử để định tội cho người phạm tội.
+ Cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm tra giấy tờ trong trường hợp cần thiết.
+ Chỉ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính mới có quyền cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp.
Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao
Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.
+ Hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND vừa là hình thức thực hiện pháp luật của UBND, vừa là hình thức UBND tổ chức cho người sử dụng đất thực hiện pháp luật, do đó hoạt động này phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do Luật Đất đai hiện hành quy định
Thời hiệu, hình thức xử lý kỷ luật
Theo Điều 124 Bộ luật Lao động, có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động là:
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
Về thời hiệu, Điều 123 Bộ luật Lao động quy định:
- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Nếu hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu là 12 tháng.
- Khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật người lao động như trên, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Trên đây là thông tin về vi phạm kỷ luật là gì và ví dụ về vi phạm kỷ luật. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề liên quan, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.
Vi phạm kỷ luật là gì? Cho ví dụ
Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động phải tuân thủ kỷ luật lao động. Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ:
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Theo đó, có thể hiểu vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của cá nhân, hành vi này trái với các quy chế, quy tắc được xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức nào đó.
Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động như sau:
- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên.
- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.
- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
Ví dụ về vi phạm kỷ luật: Công ty A quy định trong nội quy là không được nhuộm tóc, thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều.
Chị X là nhân viên công ty nhưng lại nhuộm tóc xanh và thường xuyên đi làm muộn lúc 9 giờ sáng. Hành vi này hoàn toàn do lỗi của chị X và trái với quy định công ty. Vì thế, đây là vi phạm kỷ luật.
- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
- Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
Các quyết định áp dụng pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện
Khi áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những quyết định dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Các quyết định áp dụng pháp luật này được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước. Ví dụ như sau:
+ Gia đình bà A và bà B là hàng xóm, nhưng mối quan hệ hàng xóm này luôn có xích mích. Bà B kiện bà A lấn chiếm đất vườn nhà bà B khi xây dựng chuồng gà. Hai gia đình xảy ra mâu thuẫn, bà B đã gửi tờ đơn kiện bà A ra UBND xã. UBND xã tiến hành hòa giải theo Luật hòa giải ở cơ sở, tuy nhiên,cả 2 bên vẫn chưa có tiếng nói chung. Bà B quyết định kiện bà A lên Tòa án nhân dân huyện. Sau quá trình xác minh, Tòa tuyên án bà A phải trả lại phần đất đã lấn chiếm cho gia đình bà B. Tuy nhiên, bà A đã chống đối, cản trở cơ quan thi hành án làm nhiệm vụ. Để thi hành dứt điểm vụ việc, Chi cục thi hành án dân sự huyện đã ban hành quyết định cưỡng chế bà A phải tháo dỡ chuồng trại, bàn giao lại mặt bằng đất cho bà B.
=> Cơ quan thi hành án đã áp dụng pháp luật theo quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo giải quyết dứt điểm vụ việc, trả lại công bằng cho bà B, trong đó sử dụng cả biện pháp cưỡng chế.
Áp dụng pháp luật mang tính tương tự và ví dụ
Áp dụng pháp luật tương tự là giải quyết vụ việc pháp lý cụ thể trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự vụ việc đang cần giải quyết hoặc trên cơ sở các nguyên tắc pháp luật chung.
Áp dụng pháp luật tương tự có thể được thể hiện dưới hai dạng:
+ Thứ nhất, áp dụng tương tự quy phạm pháp luật. Tức là có quan hệ thuộc lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ A này.
+ Thứ hai, áp dụng tương tự pháp luật. Tức là có quan hệ B, có quy phạm B trực tiếp điều chỉnh, quan hệ B tương tự như A thuộc lĩnh vực do luật dân sự điều chỉnh. Trong trường hợp này có thể dùng quy phạm B để điều chỉnh quan hệ A.
Để hiểu rõ hơn, ví dụ thực tiễn áp dụng pháp luật tương tự như sau :
Một bản án về tranh chấp hợp đồng góp hụi có nội dung như sau: “Trong các năm 2023, bà A tham gia 01 dây hụi tháng và 03 dây hụi tuần, loại hụi hoa hồng và có lãi do vợ chồng bà B, ông C làm đầu thảo. Mỗi dây hụi bà A tham gia 1 phần, các phần hụi đều còn sống và đã góp tiền hụi đến ngày 18/09/2023 âm lịch thì bà B tuyên bố vỡ hụi ngưng khui.
Bà A đã đóng hụi số tiền là 18.000.000 đồng nên khi bà B vỡ hụi, bà A yêu cầu buộc bà B, anh C trả lại cho ông và bà A số tiền hụi”.
Khi này, Tòa án đã quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà A. Buộc bà B và ông C cùng có trách nhiệm trả cho bà B số tiền 18.000.000 đồng.
Khi này, Tòa án có thể áp dụng các quy định của Nghị định 19/2019/NĐ-CP để giải quyết tranh chấp. Do pháp luật không quy định việc chủ hụi tự ý ngưng khui hụi thì hụi viên đã góp hụi chưa lĩnh hụi được xem là đương nhiên rút khỏi dây hụi và được nhận lại tiền hụi đã góp, nên trong vụ kiện này, Tòa án đã áp dụng tương tự pháp luật.
Việc bà A yêu cầu bà B, anh C cùng có trách nhiệm trả lại số tiền hụi đã góp cho bà là có căn cứ đúng với quyền của hụi viên và nghĩa vụ của chủ hụi tham gia hụi hưởng hoa hồng, có lãi được quy định tại khoản 3 Điều 15 và khoản 8 Điều 18 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoatieu.vn về vấn đề Ví dụ về áp dụng luật. Mời các bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.
Áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo
Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo. Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung chung, tuy nhiên, thực tế các vụ việc xảy ra lại đa dạng và có tính phức tạp. Muốn giải quyết thấu tình, hợp lý cần có sự sáng tạo của người áp dụng. Áp dụng pháp luật thể hiện bằng nhiều hình thức: Có các văn bản, quyết định áp dụng pháp luật, hay thể hiện việc áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Ví dụ như sau:
+ Trưởng Phòng cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với anh A do lái xe có sử dụng rượu, bia, làm phát sinh quan hệ về trách nhiệm hành chính giữa nhà nước và anh A. Anh A bị lập biên bản nộp phạt tại Kho bạc nhà nước, bị tịch thu bằng lái xe 1 tháng vì có hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe.