Dính Nợ Xấu Có Sao Không

Dính Nợ Xấu Có Sao Không

Bị vướng nợ xấu có đi nước ngoài được không là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn đọc các thông tin liên quan đến việc này.

Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh

Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh được quy định chi tiết tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, gồm các trường hợp sau:

“1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn/tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.

9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.”

Tóm lại, các trường hợp bị tạm hoãn việc xuất cảnh chỉ xảy ra khi việc xuất cảnh của cá nhân đó có khả năng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác, hay nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài chính đối với cơ quan nhà nước.

Nợ xấu có làm Passport được không?

Nợ xấu có làm Passport được không?

Việc bị nợ xấu không ảnh hưởng đến việc cấp hộ chiếu, cho nên người bị nợ xấu vẫn có thể làm passport (hộ chiếu) như bình thường.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, hộ chiếu là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho công dân Việt Nam, cụ thể là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh công an Cấp tỉnh, cấp cho người dân sử dụng cho việc xuất cảnh/ nhập cảnh và chứng minh nhân thân.

Theo đó, đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông là công dân Việt Nam trừ trường hợp:

- Chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện các hành vi bị cấm theo Điều 4 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019:

- Thuộc các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh;

- Vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Như vậy, việc bị nợ xấu không ảnh hưởng đến việc làm hộ chiếu/passport của người vay. Cơ quan nhà nước vẫn sẽ thực hiện và cấp hộ chiếu cho người yêu cầu nếu cung cấp đầy đủ hồ sơ và giấy tờ cần thiết theo quy định.

Dính nợ xấu có được đi nước ngoài không?

Việc bị nợ xấu không ảnh hưởng đến việc đi nước ngoài, bạn vẫn có thể đi nước ngoài nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được phép xuất cảnh khỏi Việt Nam và nhập cảnh ở quốc gia khác.

Theo Điều 33 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 sửa đổi, bổ sung năm 2023, các điều kiện cần thiết để công dân Việt Nam được phép xuất cảnh như sau:

- Giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn và trong thời hạn sử dụng;

- Có thị thực/visa/giấy tờ chứng minh quốc gia đó cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn visa/thị thực;

- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh như đã phân tích ở trên.

Ngoài ra, đối với người mất năng lực hành vi dân sự; người gặp khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi; người dưới 14 tuổi phải có người đại diện hợp pháp khi xuất cảnh ra nước ngoài

Dính nợ xấu có đi nước ngoài được không?

Tóm lại, việc nợ xấu không liên quan đến điều kiện hay thủ tục xuất nhập cảnh của công dân. Tuy nhiên, trong trường hợp nợ xấu bị Ngân hàng khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ, dẫn đến xảy ra tranh chấp thì trong quá trình này Tòa án vẫn có thể xem xét và ban hành quyết định tạm hoãn xuất cảnh cho đến khi giải quyết xong tranh chấp.

Như vậy, để tránh các vấn đề khó khăn hoặc xung đột có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc xuất cảnh ra nước ngoài, hãy thông báo cho ngân hàng về kế hoạch xuất cảnh của bạn và xem xét việc ủy quyền cho người thân để quản lý tài sản và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến trả nợ như trả lãi, trả nợ gốc đúng hạn.

Bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin liên quan đến vấn đề nợ xấu có đi nước ngoài được không. Nếu có thêm thắc mắc cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài trực tuyến theo hotline  19006192 để được hỗ trợ và giải đáp một cách nhanh chóng nhất.

Tổng quan về nợ xấu nhóm 2 và thẻ tín dụng

Không giống với thẻ ATM thông thường, hầu hết các ngân hàng đều đưa ra các điều kiện làm thẻ tín dụng nghiêm ngặt hơn. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của ngân hàng khi phê duyệt hồ sơ và hạn mức thẻ tín dụng là vấn đề nợ xấu. Đây là yếu tố không chỉ ảnh hưởng đến độ uy tín mà còn phản ánh khả năng tài chính của bạn. Vì thế, nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không không còn là vấn đề của một mình bạn.

Để biết nợ xấu nhóm 2 có làm được thẻ tín dụng hay không, bạn cần biết về nợ xấu cũng như bản chất của thẻ tín dụng.

Theo các chuyên gia tài chính, nợ xấu nhóm 2 có thể hiểu là hồ sơ vay tiền của người đi vay bị xếp vào nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng cần chú ý. Thông thường, nhóm này là những trường hợp đang có các khoản nợ quá hạn đến dưới 30 ngày.

Khi có tên trong danh sách nợ xấu nhóm 2 trên hệ thống CIC (trung tâm tín dụng) sẽ khiến việc đi vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng của bạn gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, trên hệ thống CIC cơ bản có 5 nhóm nợ như sau:

Theo đó, khả năng vay tiền và mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng ở nhóm nợ xấu 1 sẽ cao hơn, nhóm nợ xấu 2  bị giảm mạnh, đến nhóm nợ xấu 3, 4, 5 khả năng vay tiền hoặc mở thẻ tín dụng sẽ bằng không.

Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Bên cạnh tính năng thanh toán không dùng số dư trong thẻ hay không cần tiền mặt, bạn còn được tận hưởng rất nhiều ưu đãi đến từ ngân hàng và các đối tác liên kết.

Với thẻ tín dụng, bạn sẽ được chi tiêu trước - trả lại sau với hạn mức đã được cấp. Thời gian miễn lãi từ 45 - 55 ngày kể từ khi thực hiện giao dịch đầu tiên hoặc tính từ ngày sau ngày sao kê thẻ tín dụng. Đến cuối kỳ sao kê, bạn cần phải thanh toán cả gốc lẫn lãi (nếu có) cho ngân hàng, nếu không sẽ bị tính phí và lãi suất khá “chát”.

Hiện nay, có 2 dòng thẻ tín dụng chính là thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế.

Điều kiện làm thẻ tín dụng bao gồm:

Bị nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không?

Nguyên nhân bạn bị liệt kê vào danh sách nợ xấu nhóm 2 là do thanh toán chậm đến 30 ngày. Trong khi đó, điều kiện để làm thẻ tín dụng là bạn phải có lịch sử tín dụng tốt, không bị ghi danh nợ xấu trên hệ thống CIC. Khi bị nợ xấu, ngân hàng sẽ đánh giá bạn có uy tín thấp, khả năng trả nợ kém. Do đó, theo quy định của hầu hết các ngân hàng hiện nay, khách hàng bị nợ xấu từ nhóm 2 trở lên sẽ không được làm thẻ tín dụng.

Khi bị nợ xấu nhóm 2 làm thế nào để mở thẻ tín dụng?

Khi bị nợ xấu, để có thể làm thẻ tín dụng tại các ngân hàng, bạn phải trả hết nợ và đợi đến khi nợ được xóa hoàn toàn trên hệ thống CIC. Thông thường, sau 12 tháng khi trả hết nợ, bạn mới được xóa tên hoàn toàn trên hệ thống CIC.

Lúc này, bạn có thể được mở thẻ tín dụng tại một số ngân hàng. Tuy nhiên, một số ngân hàng lại đang hạn chế và yêu cầu bạn không có nợ xấu trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo các chuyên gia tài chính, khi bị nợ xấu các giao dịch với ngân hàng của bạn sẽ gặp khó khăn. Vì thế, bạn cần có giải pháp hạn chế tối đa việc bị dính nợ xấu. Điều đầu tiên bạn cần làm là thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn, hoặc thanh toán số tiền tối thiểu của ngân hàng theo quy định. Việc này vừa giúp bạn không bị ngân hàng báo nợ xấu lên hệ thống CIC vừa giúp bạn tránh việc bị tính lãi suất trên toàn bộ dư nợ tín  dụng và phí chậm thanh toán. Bên cạnh đó, việc thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn còn giúp lịch sử tín dụng của bạn luôn ở mức tốt, các giao dịch vay tiền ngân hàng hay mở thẻ tín dụng tiếp theo sẽ được ngân hàng ưu tiên và dễ dàng hơn.

Trên đây là những thông tin về vấn đề “bị nợ nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không?” Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về hậu quả của nợ xấu, gây ra tình trạng khó khăn khi đăng ký phát hành thẻ tín dụng và tham gia vay vốn ngân hàng. Đồng thời giúp bạn có cách sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh và hiệu quả hơn để tránh bị ghi danh nợ xấu trên hệ thống CIC.

Ai cũng biết việc khách hàng rơi vào trường hợp nợ xấu hay không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn thì rất khó cho việc đề nghị vay vốn, dù bất kỳ ở một ngân hàng nào.

Bởi lẽ, tất cả các khoản chi trả nợ quá hạn đều được lưu lại trong hồ sơ, tùy từng cấp độ, ở mức độ cao nhất có thể khiến khách hàng vĩnh viễn không được vay nữa. Còn các trường hợp khác thì tùy vào mức độ vẫn có thể tiếp tục được vay vốn.

Rất nhiều thính giả thắc mắc liên quan đến việc muốn vay vốn ngân hàng để mua ô tô trả góp nhưng lại dính nợ xấu.

Để giải đáp thắc mắc này, anh Nguyễn Việt Hà (Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hàm Long) sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về nợ xấu và các trường hợp dù nợ xấu những vẫn được vay mua xe trả góp.

Nợ xấu là gì? Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những khoản vay từ các cá nhân, tổ chức tín dụng như ngân hàng để đpá ứng nhu cầu của bản thân và phải có nghĩa vụ hoàn trả. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lại không hoàn trả đúng thời hạn hoặc cố tình không trả như ký đã cam kết trong hợp đồng vay.

Có bao nhiêu nhóm nợ xấu? Hầu như ở ngân hàng nào cũng có hệ thống CIC (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam), đây là nơi lưu trữ mọi thông tin của khách hàng nhằm đánh giá mức độ nợ xấu của khán hàng đó. Nợ xấu được phân chia thành 5 nhóm:

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, những khách hàng thuộc nhóm 3,4,5 trở đi hầu hết rất khó có thể đi vay tại bất cứ một ngân hàng nào. Vì lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được lưu lại trên hệ thống ngân hàng toàn quốc và được lưu trữ trong vòng 3 – 5 năm, tính từ thời điểm khách hàng đề nghị vay vốn.

“Ngay kể cả những ngân hàng nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam cũng sẽ từ chối cho vay vì đều lắp đặt hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ. Vì vậy, những người bị dính nợ xấu mà mong muốn vay vốn sẽ không được chấp nhận tại các ngân hàng dù ở bất kì hình thức nào”, anh Hà cho biết.

Khi đi trả góp tại các ngân hàng hãy lưu ý trả lãi đúng hạn theo đúng thỏa thuận cam kết để tránh bị rơi vào nhóm nợ xấu dẫn đến mất cơ hội xét duyệt vay vốn về sau.

Người thân dính nợ xấu có mua trả góp được không?

Khi một cá nhân đi vay ở bất kỳ ngân hàng nào đều cần có sổ hộ khẩu để đối chiếu và kiểm tra CIC của người đi vay, ngay cả những thành viên trong gia đình. Nếu người thân dính nợ xấu từ nhóm 2 trở lên nhiều khả năng cá nhân đó sẽ không thể vay được tiền.

Chính vì thế, những thành viên trong gia đình cũng không thể vay được tiền do người thân bị nợ xấu do ngân hàng sẽ nhận định bạn đang vay hộ cho người thân. Rủi ro cho khoản vay không thu hồi được của ngân hàng là rất cao.

Tuy nhân, vẫn có một số ít ngân hàng vẫn cho khách hàng vay tiền cho dù người thân có bị nợ xấu như VIB, OCB, GPBank… đây đều là những ngân hàng hỗ trợ những người bị nợ xấu vay mua xe trả góp.

Dính nợ xấu có nên vay mua trả góp? Mua trả góp là hình thức mua hàng và khách hàng chỉ cần trả một phần giá trị sản phẩm và phần còn lại sẽ được thanh toán hàng tháng qua hình thức trả góp (gồm nợ gốc và lãi suất). Đây là hình thức cho vay tín chấp không cần thế chấp tài sản để mua hàng trả góp và khách hàng có nhiệm vụ phải thanh toán đều đặn mỗi tháng.

Dựa vào bảng phân loại trên, những khách hàng thuộc nhóm 3, 4, 5 sẽ không được các ngân hàng và công ty tài chính duyệt cho vay mua xe trả góp vì họ phải đợi từ 3 – 5 năm mới được vay trở lại. Đồng nghĩa với việc những người thuộc nhóm nợ xấu này không đủ điều kiện vay mua ô tô trả góp.

Nếu chẳng may khách hàng thuộc nhóm 2 (sau 12 tháng có thể vay trở lại), thì không nên gửi hồ sơ vay mua xe trả góp vào những công ty tài chính từng vay bởi khả năng bị từ chối là rất cao. Các công ty tài chính vẫn sẽ xem xét và duyệt hồ sơ lần vay kế tiếp khoảng 4 - 5 tháng cho những trường hợp bị dính nợ xấu khi mua hàng trả góp.

“Theo quan điểm của mình, khi đã dính nợ xấu thì không nên vay mua xe trả góp mà hãy cố gắng trả hết nợ cũ rồi mới cân nhắc nên mua xe hay không. Còn nếu bản thân rất muốn mua xe thì có thể nộp hồ sơ tại những nơi có chính sách hỗ trợ với đối tượng nợ xấu”, anh Hà nhận định.

Bên cạnh đó, để tránh bản thân bị áp lực trả lãi do không trả nợ đúng hạn, khách hàng không nên mua ô tô trả góp với tiền gốc lẫn tiền lãi vượt quá 50% thu nhập cá nhân hàng tháng.

Có thể thấy, việc thanh toán nợ đúng hạn, đầy đủ là trách nhiệm của người vay để tránh làm ảnh hưởng tới cơ hội vay vốn về sau. Bởi khi đã quá hạn dù chỉ 1 ngày cũng sẽ nằm trong danh sách đen của hệ thống CIC gây mất uy tín đối với các tổ chức tín dụng.