Dự Báo Ngành Gỗ 2022 Tại Mỹ

Dự Báo Ngành Gỗ 2022 Tại Mỹ

Ngành gỗ Việt Nam trong những tháng đầu năm 2023 còn gặp nhiều khó khăn. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Dự báo từ nay đến cuối năm ngành gỗ có khởi sắc nhưng khó tăng trưởng vượt trội. Các biện pháp hỗ trợ ngành gỗ của chính phủ là rất cần thiết vào lúc này.

Dự báo nguồn cung gỗ nguyên liệu:

– Nguồn cung trong nước: tương đối ổn định:

Lượng gỗ rừng trồng khai thác trong nước hàng năm ổn định ở mức 20 triệu m3 quy tròn. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa có được nguồn gỗ rừng trồng là gỗ lớn. Gỗ từ nguồn rừng trồng của hộ gia đình chủ yếu là gỗ nhỏ. Nguồn gỗ này thường chỉ được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho dăm gỗ và viên nén.

– Nguồn cung nhập khẩu: chậm lại:

Việt Nam là quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Lượng nhập khoảng 5-6 triệu m3 gỗ quy tròn mỗi năm. Hiện nay hàng tồn kho của các doanh nghiệp gỗ nhập khẩu vẫn ở mức cao. Thời điểm này, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ bị giảm đơn hàng năm 2022 và chưa nhận được đơn mới cho năm 2023. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong thời gian tới sẽ chậm lại. Nguyên nhân là do nhu cầu từ các nhà máy chế biến thấp.

Nhu cầu với gỗ & sản phẩm gỗ của Việt Nam tại một số thị trường xuất khẩu:

Tại thị trường Mỹ, tình trạng lạm phát đang gia tăng mạnh khiến cho người dân ở các quốc gia này có xu hướng thắt chặt hơn chi tiêu. Hơn 80% người tiêu dùng Mỹ cho hay sẽ giảm chi tiêu cho các sản phẩm trong vòng 3-6 tháng tới. Điều này dẫn tới nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Mỹ dự kiến giảm. Ngoài ra, chính phủ Mỹ điều tra lẩn tránh thuế với một số sản phẩm gỗ của Việt Nam. Điều này đang khiến cánh cửa xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Mỹ dần bị thu hẹp đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Trung Quốc là thị trường rộng lớn xét cả về tiêu thụ nội địa, xuất khẩu và nhập khẩu gỗ. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ từ thị trường Trung Quốc trong năm 2023 có thể sẽ hồi phục. Lý do là bởi thị trường bất động sản tại đây đang có các dấu hiệu tích cực.

Cơ hội xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong năm 2023. Bởi khi đó khi hiệp định RCEP đi vào hiệu lực. Theo RCEP, cam kết thuế quan khá thoáng khi bỏ thuế ở một loạt các mặt hàng trọng điểm xuất khẩu sang 15 thị trường trong khối. Đặc biệt là các thị trường xuất khẩu hàng đầu của ngành như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, chiếm 32% thị phần xuất khẩu của Việt Nam

Ngành gỗ được đánh giá là đang ở trong giai đoạn hết sức khó khăn. Sản lượng gỗ  xuất khẩu giảm khiến nhiều doanh nghiệp lao đao. Thêm vào đó là sản phẩm gỗ của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng của một số thị trường khắt khe trên thế giới. Để giúp ngành gỗ phần nào thoát khỏi tình trạng khó khăn như hiện nay cần sự góp sức của doanh nghiệp và nhà nước. Doanh nghiệp cần chủ động phát huy, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất gỗ như:

– Cung cấp thông tin về chính sách thương mại của những thị trường chính (Mỹ, EU và Đông Bắc Á) đặc biệt là khi các chính sách này có sự thay đổi

– Hỗ trợ về mặt truyền thông cho các doanh nghiệp. Trong đó đặc biệt  hướng tới mặt hàng có thế mạnh, doanh nghiệp có thế mạnh sản xuất ở các thị trường chủ lực.

– Các cơ quan đại diện cần tiếp tục nâng cao hỗ trợ ngành gỗ mở rộng, đa dạng hóa thị trường. Đặc biệt nhất là các thị trường tiềm năng và còn dư địa như: Ấn Độ, Đông Âu, Trung Đông. Đồng thời nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa, giải quyết thỏa đáng các tranh chấp và phòng vệ thương mại, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam…

Những thông tin trên được tổng hợp trong  “Báo cáo ngành gỗ Việt Nam quý 1 năm 2023”. Báo cáo không chỉ cung cấp đầy đủ thông tin về kinh tế vĩ mô, cung – cầu thương mại của ngành gỗ mà còn cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan và dự báo từ những dữ liệu được cập nhật mới nhất.

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO CÁO NGÀNH GỖ

VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.

VIRAC cung cấp hơn 20 ngành kinh tế như: Bất động sản, Bột giấy và Giấy, Da giầy, Dầu khí, Dệt may, Điện, Đồ uống, Dược phẩm, Gỗ, Hàng không, Hóa chất, Kinh tế vĩ mô, Linh kiện điện tử, Logistics, Lưu trú, Nhựa, Ô tô, Than, Thép, Thức ăn chăn nuôi, Thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Khoáng sản, Viễn thông, Xi măng,….

Liên hệ để được tư vấn nhanh nhất:

Email: [email protected]

VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:

Nhóm nghiên cứu các Hiệp hội Gỗ và Tổ chức Forest Trends vừa đưa ra bản báo cáo Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 10 tháng của năm 2022. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022 tăng 15,2% so với cùng kỳ 2021.

Trong 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ (mã hàng HS 94) chiếm 63% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm 6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ nguyên liệu (mã hàng HS 44) chiếm 31%, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc là 5 thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Các mặt hàng quan trọng mà Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là đồ gỗ thuộc nhóm HS 94, trong khi mặt hàng quan trọng xuất khẩu sang Trung Quốc là dăm gỗ và xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản là viên nén, dăm gỗ và đồ gỗ.

Trong năm 2022 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh từ tháng 1 tới tháng 8, trung bình đạt trên 1,3 tỷ USD/tháng. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu bắt đầu giảm từ tháng 9/2022, chỉ đạt mức trung bình 1,1 tỷ USD/tháng.

Đồ nội thất bằng gỗ luôn là mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều thị trường nhập khẩu chính nhóm hàng này của Việt Nam như Mỹ, EU, Anh đều chịu áp lực lạm phát cao, khiến nhu cầu tiêu thụ nhóm hàng này chậm lại.

Do đó, mức độ tăng trưởng về trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đã chững lại, đạt 8,5 tỷ USD trong 10 tháng, chỉ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021 (trong cùng kỳ năm 2021 nhóm hàng này đạt tốc độ tăng trưởng là 21,7%), chiếm 62,8% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Lượng gỗ dán xuất khẩu trong 10 tháng là hơn 2,22 triệu m3, giảm hơn 15% so với cùng kỳ 2021. Giá trị xuất khẩu gỗ dán trong 10 tháng của năm 2022 đạt gần 866 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ 2021. Từ tháng 5/2022, giá gỗ dán xuất khẩu đã giảm liên tục từ mức hơn 417 USD/m3 về còn hơn 324 USD/m3 vào tháng 10/2022. Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản là các thị trường chính tiêu thụ gỗ dán của Việt Nam.

Trong đó, các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh bao gồm dăm gỗ, viên nén. Các mặt hàng có sự tụt giảm về xuất khẩu bao gồm ván bóc và ghế ngồi.

Về chiều nhập khẩu, trong 10 tháng của năm 2022 kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Việt Nam đạt 2,65 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ 2021.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ nguyên liệu (mã HS44) chiếm 86,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 10% so với cùng kỳ 2021. Nhập khẩu nhóm đồ gỗ (HS94) chỉ chiếm 9,6% và giảm 13,4 % so với cùng kỳ năm trước; phần còn lại là các sản phẩm khác.

Những tháng đầu năm 2022 kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thấp, nguyên nhân chính là do sức mua đầu năm giảm. Kim ngạch nhập khẩu sau đó tăng nhanh, bình quân đạt trên 300 triệu USD/tháng. Tuy nhiên, nhập khẩu ngành hàng này lại bắt đầu giảm từ tháng 9/2022.

Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Trung Quốc lớn nhất, sau đó là Mỹ, Camerooon và các nước khác. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu phổ biến từ Trung Quốc là các loại ván và đồ gỗ, từ Mỹ và Cameroon là gỗ tròn và xẻ, từ Thái Lan là các loại ván.

Trong 10 tháng của năm 2022 Việt Nam nhập hơn 305 ngàn m3 gỗ dán, giảm 35,4% so với cùng kỳ 2021. Giá trị nhập khẩu trong 10 tháng 2022 đạt hơn 153 triệu USD, giảm 22% so với cùng kỳ 2021. Giá gỗ dán nhập khẩu trung bình tăng nhanh từ cuối năm 2021 và đạt đỉnh ở mức hơn 560 USD/m3 vào tháng 6/2022. Tuy nhiên, sau đó giá giảm mạnh liên tục, chỉ còn mức hơn 430 USD/m3 vào tháng 10/2022.

Nguồn cung gỗ dán quan trọng nhất cho Việt Nam là Trung Quốc. Trong 10 tháng đầu 2022 lượng cung và kim ngạch nhập khẩu từ nguồn này lần lượt chiếm 88,27% và 84,46% tổng thị trường nhập khẩu.

Tổng quan nguồn cung gỗ trong nước và nhập khẩu gỗ của ngành gỗ Việt Nam:

Hiện nay ước tính gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng được 75.2% nhu cầu nguyên liệu. Còn lại 24.8% gỗ phải nhập khẩu.

Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước được khai thác từ 3.69 triệu ha rừng trồng sản xuất, chiếm khoảng 53%. Lượng gỗ còn lại từ cây trồng phân tán, rừng cao su thanh lý. Tuy nhiên, gần 70% là gỗ có kích thước nhỏ dùng để sản xuất các sản phẩm như dăm gỗ, các loại ván nhân tạo, viên nén.

Gỗ nguyên liệu nhập khẩu bao gồm gỗ xẻ, gỗ tròn, gỗ veneer, v.v., . Các loại gỗ này chủ yếu nhập từ các thị trường như EU, Mỹ, Trung Quốc.

Sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác trong nước tăng trưởng ổn định qua các năm. Trong quý 1 năm 2023, sản lượng gỗ khai thác đạt khoảng 3.4 triệu m3 , tăng 4.2% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo của VIRAC, sản lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong quý 1 năm 2023 giảm 3% so với cùng kỳ 2022; đạt khoảng 1.6 triệu m3. Tương ứng với trị giá nhập khẩu ước đạt 710 triệu USD, giảm 1.4% so với cùng kỳ 2022.

Cũng theo báo cáo của VIRAC, gỗ xẻ vẫn là mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam. Với kim ngạch nhập khẩu ước đạt 320 triệu USD, tăng 8.5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 45.4% tỷ trọng nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Tiếp theo sau là các mặt hàng như gỗ tròn (kim ngạch ước đạt 196 triệu USD, chiếm tỷ trọng 27.7%), gỗ veneer (kim ngạch ước đạt 82 triệu USD, chiếm tỷ trọng 11.6%).