Với định hướng trở thành khu công nghiệp tập trung, hiện đại, đồng bộ, sản xuất công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng tốt các nguyên liệu và nguồn nhân lực tại địa phương. Vì vậy, khu công nghiệp Yên Phong mở rộng chắc chắn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tạo nên một khu kinh tế đồ sộ trong tương lai.
Phát triển khu công nghiệp huyện Yên Phong – Bắc Ninh
Những năm trở lại đây, huyện Yên Phong đang phát triển mạnh mẽ bất động sản công nghiệp. Yên Phong là nơi xây dựng những KCN có quy mô lớn của miền Bắc như KCN Yên Phong I; KCN Yên Phong II, hứa hẹn đón hàng trăm ngàn lao động đến làm việc. Các KCN của huyện hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh; tăng cường các ngành sản xuất công nghệ sản xuất công nghệ cao; nên xoá bỏ nỗi lo ô nhiễm của người dân.
KCN tập trung Yên Phong I thu hút 121 dự án FDI với tổng số vốn gần 10.3 tỷ USD; 33 dự án trong nước với tổng số vốn gần 3,750 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 104,340 lao động
(16,613 lao động người Bắc Ninh; 9,600 lao động người Yên Phong).
Cụm công nghiệp Đông Thọ thu hút 43 doanh nghiệp vào đầu tư với tổng mức hơn 2,600 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hơn 5,500 lao động.
Hiện khu công nghiệp Yên Phong II-C, KCN VSIP Bắc Ninh II, Khu tiểu thủ công nghiệp Đông Phong; Cụm công nghiệp Yên Trung – Đông Tiến, Cụm công nghiệp Yên Trung – Đông Tiến; Cụm công nghiệp làng nghề Trung Nghĩa – Đông Thọ, Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá- Văn Môn; đang tiếp tục được triển khai hứa hẹn mở ra nhiều thời cơ; và vận hội mới cho kinh tế-xã hội của huyện Yên Phong bứt phá và tăng tốc.
Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của huyện sẽ đạt 96.2%. Để đạt được tỷ trọng đó, huyện Yên Phong luôn tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích đầu tư; đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Khai thác triệt để các lợi thế và tạo mọi điều kiện thuận lợi; thu hút đầu tư vào khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh II, KCN Yên Phong II-C.
Trước yêu cầu và thực tiễn phát triển của tỉnh Bắc Ninh trên lộ trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đang đặt ra cho Yên Phong nhiều cơ hội và thách thức. Hiện huyện đang tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Tập trung giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm trong phát triển KT-XH. Tăng cường công tác quản lý xây dựng và quản lý đô thị để đảm bảo thực hiện đô thị trong tương lai sáng xanh-sạch-đẹp. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá-xã hội, y tế, giáo dục.
Thực hiện tốt các chính sách giải quyết việc làm, an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về đào tạo nghề; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; sự điều hành có hiệu quả của chính quyền và sự tham gia tích cực của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm các thủ tục phiền hà; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Toàn huyện đồng tâm hiệp lực hướng đến xây dựng huyện phát triển hiện đại, giàu bản sắc văn hoá.
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Youtube: BlueOceanRealty và @batdongsanbor
Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng (chính là khu công nghiệp Yên Phong 1 giai đoạn 2) thuộc tỉnh Bắc Ninh, sở hữu vị trí thuận lợi, nằm gần Quốc lộ 18 và đường Tỉnh lộ 295, kết nối thuận tiện với các tỉnh thành phố lân cận và các khu vực trọng điểm thông qua các hình thức đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Đây được xem là khu công nghiệp sôi động và có thể đáp ứng nhu cầu lưu trữ, trung chuyển của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng – Bắc Ninh
I. THÔNG TIN PHÁP LÝ VÀ VỊ TRÍ KHU CÔNG NGHIỆP YÊN PHONG
Về tính chất, Khu công nghiệp Yên Phong được định hướng trở thành khu công nghiệp hiện đại, thu hút các dự án công nghệ cao như điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin, vật liệu mới, hàng tiêu dùng cao cấp, chế biến thực phẩm...
Về vị trí kết nối vùng, KCN Yên Phong có vị trí nằm ở vị trí trung tâm kết nối giữa Hà Nội và Bắc Ninh, tiếp giáp với các tuyến giao thông quan trọng và di chuyển thuận lợi tới các trung tâm kinh tế, chính trị trong khu vực. Cụ thể, KCN Yên Phong I:
- Cách trung tâm Hà Nội 35 km (45 phút di chuyển)
- Cách thành phố Bắc Ninh 10 km (20 phút di chuyển)
- Cách sân bay Quốc tế Nội Bài 22 km (20 phút di chuyển)
- Tiếp giáp với quốc lộ 18- Cách Cảng Hải Phòng 110 km (2 giờ di chuyển)
II. HỆ THỐNG CƠ SƠ HẠ TẦNG KCN YÊN PHONG BẮC NINH
Hệ thống cấp điện: nguồn điện sản xuất tại KCN Yên Phong được cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua 04 trạm biến áp 110KV/22KV ngay tại khu công nghiệp với công suất cấp điện 9*63 MVA. Đồng thời, đường dây 22KV được đấu nối tới tường rào từng lô đất phục vụ việc cấp điện ổn định cho nhu cầu sản xuất của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong KCN
Hệ thống cấp nước: Khu công nghiệp Yên Phong I được xây dựng hệ thống cấp nước sạch nội khu. Giai đoạn 1 có công suất cấp nước đạt 36.000 m3/ngày đêm, giai đoạn 2 có công suất 22.000 m3/ngày đêm với nguồn nước được lấy từ sông Cầu và nguồn nước ngầm, được đấu nối tới từng lô đất thông qua hệ thống đường ống cấp nước D150 mm - D400 mm, đảm bảo việc cấp nước sạch trong KCN
Hệ thống xử lý nước thải: Toàn bộ nước thải sản xuất tại KCN Yên Phong được xử lý bởi hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Giai đoạn 1, hệ thống có khả năng xử lý 28.000 m3/ngày đêm, giai đoạn 2 bổ sung công suất 12.000 m3/ngày đêm với khả năng xử lý nước thải ra cột A theo tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam
Hệ thống đường giao thông nội khu: đường nội KCN Yên Phong I được thiết kế xây dựng theo hình bàn cờ, đường trục chính có lộ giới 80m, các đường nhánh có chiều rộng từ 25 m - 40 m đảm bảo việc kết nối giao thông thuận lợi tới mọi khu vực trong khu công nghiệp. Ngoài ra, tại từng phân khu trong KCN Yên Phong đều được bố trí các bãi đỗ xe riêng, phục vụ tốt các nhu cầu dừng nghỉ và xếp dỡ hàng hóa
Hệ thống thông tin liên lạc: Sẵn sàng đấu nối với tổng đài vệ tinh 4.000 số cùng với các hệ thống internet, viễn thông được đấu nối sẵn sàng theo yêu cầu của các nhà đầu tư
Tại sao lại lựa chọn Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng
Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng là địa điểm lý tưởng, sẽ tăng sinh lợi nhuận trong thời gian ngắn khi đầu tư tại đây bởi các ưu điểm như:
Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng là điểm sáng mới thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài bởi không chỉ đáp ứng nhu cầu nhà ở cấp thiết đang gia tăng nhanh chóng mà còn đáp ứng nhu cầu khai thác kinh doanh để cung cấp dịch vụ, tiện ích cho khối lượng dân cư và chuyên gia nước ngoài khổng lồ. Đây được xem là chốn an cư hiện đại khiến các nhà đầu tư các tỉnh lân cận cũng như quốc tế nóng lòng muốn được sở hữu.
III. CHI PHÍ THUÊ ĐẤT VÀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP YÊN PHONG
Phí sử dụng hạ tầng: 160 USD/m2/toàn bộ thời hạn thuê
Tiền thuê đất hàng năm: 0.2 USD/m2/năm. Có thể được thay đổi theo quy định của UBND tỉnh Bắc Ninh
Giá cấp điện: Được áp dụng theo biểu giá cấp điện sản xuất của EVN (từ 1.007 VND-2.871 VND/KWh)
Giá cấp nước: 9.638 VND/m3 (tương đương 0,42 USD/m3)
Phí xử lý nước thải: 6.500 VND/m3 (tương đương 0,309 USD/m3). Lượng nước thải được tính bằng 80% lượng nước sạch sử dụng
Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Áp dụng mức thuế suất 20%.
Được miễn 100% tiền thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm đầu và giảm 50% tiền thuế TNDN trong 04 năm tiếp theo
Về thuế nhập khẩu: Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo lập tài sản cố định cho doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới
Ngoài ra, các nhà đầu tư vào khu công nghiệp Yên Phong còn nhận được các hỗ trợ miễn phí từ chủ đầu tư như: Tư vấn miễn phí thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh, đăng ký thông tin nhân sự...
IV. HIỆN TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP YÊN PHONG
Khu công nghiệp huyện Yên Phong- Bắc Ninh | Huyện Yên Phong từ lâu đã được coi là thủ phủ công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. Huyện Yên Phong nằm trên Quốc lộ 18 (tuyến đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long). Nếu Bắc Ninh nằm tại vị trí chiến lược trong tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, thì huyện Yên Phong là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn hàng đầu của tỉnh. Nơi đây tập trung nhiều khu công nghiệp lớn như: KCN Yên Phong 1, KCN Yên Phong 1 mở rộng, KCN Yên Phong 2 (gồm KCN Yên Phong 2C và KCN VSIP Bắc Ninh 2). Những thương hiệu lớn với số vốn đầu tư hàng tỷ USD như Samsung, Orion, Hansol, Dawol… đều được đặt tại các KCN của huyện Yên Phong.
Với mục tiêu quy hoạch là xây dựng đô thị Yên Phong đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm cơ sở thành lập thị xã trước năm 2025. Đô thị Yên Phong cũng được định hướng đạt tiêu chí đô thị loại III hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn quận khi tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Dân số Yên Phong đến năm 2025 dự báo sẽ khoảng 225,000-255,000 người, đến năm 2035 là khoảng 300,000-320, 000 người, tăng mạnh so với số liệu 192,647 người vào tháng 4/2019.
Yên Phong luôn xác định công tác quy hoạch đi trước làm cơ sở xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư để từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Những năm gần đây, Yên Phong đã nỗ lực trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp, đô thị và đã đạt được những kết quả vượt bậc trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Huyện Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng Châu thổ Sông Hồng.
Huyện Yên Phong có diện tích 96,9km2. Theo thống kê năm 2020, Yên Phong có dân số 202,634 người, mật độ dân số 2,090 người/ km2. Vị trí địa lý của huyện Yên Phong như sau:
Phía Bắc lấy sông Cầu làm giới hạn, Yên Phong giáp với hai huyện Hiệp Hoà và Việt Yên (tỉnh Bắc Giang).
Phía Nam giáp huyện Đông Anh (TP Hà Nội), huyện Từ Sơn, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh).
Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh)
Phía Tây lấy sông Cà Lồ làm giới hạn, Yên Phong giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội)
Huyện Yên Phong có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:
13 xã: Dũng Liệt, Đông Phong, Đông Thọ, Đông Tiến, Hoà Tiến, Long Châu, Tam Đa, Tam Giang, Thuỵ Hoà, Trung Nghĩa, Văn Môn, Yên phụ, Yên Trung.
Huyện Yên Phong có hệ thống giao thông đường bộ phát triển: quốc lộ 1A, 18, 3B, cùng với nhiều tuyến tỉnh lộ: 295, 286, 276, 277. Đây là yếu tố tạo thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Giao thông là huyết mạch của mọi nền kinh tế. Với Yên Phong, phát triển hạ tầng giao thông chính là tạo đòn bẩy quan trọng phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Chính vì vậy, mấy năm trở lại đây, Yên Phong đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng giao thông. Yên Phong tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn, hiện đại, vừa hội tụ về thành phố Bắc Ninh vừa lan toả mạnh mẽ vào mạng lưới giao thông trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Yên Phong đã nâng cấp, mở rộng nhiều tuyến đường trọng yếu như:
+ Quốc lộ 18 kết nối Yên Phong với sân bay quốc tế Nội Bài và các cửa khẩu, cảng biển quốc tế như Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận;
+ Quốc lộ 3 kết nối Yên Phong với Hà Nội, Thái Nguyên hay các tuyến đường tỉnh;
+ Nút giao nối KCN Yên Phong I với Quốc lộ 18;
+ Các tuyến đường tỉnh ĐT277, ĐT277B, ĐT285B, ĐT286, ĐT287, ĐT295, …kết nối huyện Yên Phong với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh Bắc Ninh.
Với lợi thế lớn về giao thông, góp phần tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển hàng hoá và đưa đón công nhân lao động ra vào KCN thuận lợi. Đây là tiền đề cho huyện ngày càng phát triển và trở thành “Tâm điểm vàng” của Trung tâm sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
Với mục tiêu trở thành quận khi tỉnh Bắc Ninh lên thành phố trực thuộc Trung ương, huyện Yên Phong dành cho nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, cuộc sống người dân và mở rộng không gian đô thị.
Nhằm tăng tỷ lệ đô thị, huyện Yên Phong đã phát triển các khu đô thị và các điểm dân cư tập trung từng bước hiện đại. Hiện tại huyện đang tập trung nguồn lực thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thi trấn Chờ và đô thị Yên Phong với diện tích quy hoạch hơn 9,690 ha, mở rộng gấp 3.5 lần so với trước đây.
Mục tiêu quy hoạch là xây dựng đô thị Yên Phong đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm cơ sở thành lập thị xã trước năm 2025. Đây là khu vực phát triển đô thị công nghiệp, dịch vụ; trung tâm phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch và công nghiệp phụ trợ; trung tâm phát triển thương mại dịch vụ cho công nghiệp, là trung tâm giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá của tỉnh. Đô thị Yên Phong cũng được định hướng đạt tiêu chí đô thị loại III hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn quận khi tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Khu đô thị Kim Đô Policity với tổng diện tích gia đoạn 1 là 246ha, sẽ mở rộng lên 500ha tại xã Yên Phụ;
+ Khu đô thị mở rộng thị trấn Chờ diện tích 75ha;
+ Quy hoạch chung khu vực phía Đông huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050(4,571ha);
+ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị, du lịch văn hoá, dịch vụ tổng hợp Five Build (100ha)…
Từng bước nâng cấp hạ tầng đô thị; huyện ưu tiên kinh phí để đầu tư cải tạo hệ thống giao thông, thoát nước, chiếu sáng; trồng cỏ dải phân cách tại một số tuyến phố. Mục tiêu của huyện trong giai đoạn 2020-2025 là tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao; theo hướng bền vững gắn với phát triển đô thị. Cùng đó, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân gắn với xây dựng nông thôn mới. Yên Phong hướng tới đô thị văn minh, hiện đại.
Năm 2020 là năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2020-2025 của huyện. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn; điều hành tích cực của UBND huyện và sự đồng thuận của nhân dân trong huyện; nên các nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong năm 2020 cơ bản hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Cụ thể:
+ GRDP năm 2020 ước đạt 135,058 tỷ đồng, tăng 2.3 lần so với năm 2015;
Thu, chi ngân sách huyện ước đạt 2,051.089 tỷ đồng; đạt 245% so với dự toán tỉnh giao, đạt 230% dự toán huyện xây dựng;
+ Thu nhập bình quân ước đạt 74.832 triệu đồng/người/năm; tăng 8.8% so với năm 2019;
+ Tỷ lệ hộ nghèo 1.13%; hộ cận nghèo 1.68% theo tiêu chí tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020;
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1,235.213 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 10.1% so với năm 2019
+ Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 914,967.133 tỷ đồng, tăng 2.6% so với năm 2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song huyện Yên Phong đã thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội.
Dưới đây là một số kết quả đạt được:
+ Giá trị tổng sản phẩm gia tăng ước đạt hơn 3,088 tỷ đồng, tăng 6.2% so với cùng kỳ năm 2020
+ Tổng thu ngân sách huyện ước đạt hơn 1,605 tỷ đồng, đạt 74% dự toán năm;
+ Chi ngân sách huyện ước đạt 50% dự toán năm;
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10%/ năm;
+ Thu nhập bình quân đầu người đạt 99.5 triệu đồng/năm;
+ Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông – lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 5.3% công nghiệp và xây dựng 69.6%, dịch vụ 25.1%;
+ Thu ngân sách tăng bình quân 12%/năm;
+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm trên 35% GRDP hàng năm
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 110 triệu đồng/ha/năm;
+ Hàng năm giải quyết việc làm mới cho hơn 3,500 lao động;
+ Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội….