Wir verwenden Cookies und Daten, um
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 66 Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Cụm danh từ trong các câu là:
- “khách qua đường” (“khách”: danh từ trung tâm, “qua đường”: phần phụ sau bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm)
- “lời chào hàng của em” (“lời”: danh từ trung tâm, “chào hàng của em” : phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm).
- “tất cả các ngọn nến” (“ngọn nến”: danh từ trung tâm, “tất cả các”: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các)).
- “những ngôi sao trên trời” (“ngôi sao”: danh từ trung tâm, “những”: phần phụ trước, chỉ số lượng, “trên trời”: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm).
Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Ví dụ cụm danh từ: “hai ngôi nhà”
- Những cụm danh từ khác có thể tạo ra:
Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Em bé vẫn lang thang trên đường
- Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường.
→ chủ ngữ là cụm danh từ “em bé đáng thương, bụng đói rét”
- Em gái đang dò dẫm trong đêm tối
- Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.
→ chủ ngữ là cụm danh từ “một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất”.
ð Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. trong 2 câu có chủ ngữ là một cụm danh từ, chủ ngữ không chỉ cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) mà còn cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). Từ đó, câu văn còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm.
Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Chủ ngữ là danh từ “gió”. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ:
- Chủ ngữ là danh từ “lửa”. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ:
Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Đóng vai là nhà văn để sáng tạo, phát triển thêm một chi tiết nghệ thuật có trong tác phẩm: Cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình. Cảnh này trong tác phẩm được nhà văn viết như sau: “Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế”.
- Miêu tả chi tiết hơn khung cảnh hai bà cháu gặp nhau; miêu tả ngoại hình, hành động và lời nói của các nhân vật, …
- Đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu.
Thế là cô bé đã gặp được bà. Chưa bao giờ em thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này. Khuân mặt hiền từ phúc hậu, mái tóc bạc phơ, bà nở nụ cười thật tươi và dắt tay em về trời. Em đã gặp được tất cả các thiên thần bé xíu, xinh xinh. Mỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại trong giây lát rồi từ từ tiến vào trong thiên đường. Ở đây có Thượng đế chí nhân, có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa em nữa. Em cảm thấy hạnh phúc vô cùng !
Soạn bài Cô bé bán diêm Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Truyện kể hoặc bộ phim có nhân vật trẻ em gây ấn tượng là:
Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Một vài cảm nhận của em về nhân vật đó:
Ví dụ: Nhân vật cô bé bán diêm: ngoan ngoãn, yêu quý, đáng thương, …
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Theo dõi: Chú ý các chi tiết miêu tả trang phục của cô bé bán diêm giữa trời đông giá rét.
- Lúc ra khỏi phòng có đi giày vải nhưng nó quá rộng nên em đã liên tiếp làm văng mất cả hai chiếc.
- Mặc chiếc tạp dề cũ kĩ đựng đầy diêm.
2. Dự đoán: Điều gì sẽ đến với cô bé bán diêm trong đêm giao thừa?
- Giữa trời đông giá rét, cô bé không có giày để đi, chân đỏ ửng lên, tím bầm lại vì rét.
- Em cố kiếm một nơi có nhiều khách qua lại để bán diêm nhưng khách qua đường đều rảo bước nhanh và không đoái hoài gì đến em.
- Cả ngày em không bán được bao diêm nào, bụng đói, lang thang trên đường, không ai bố thí cho em chút đỉnh.
3. Theo dõi: Sau khi bà mất, gia đình cô bé bán diêm rơi vào tình cảnh như thế nào?
- Sau khi bà mất, gia sản tiêu tán, phải rời ngôi nhà xinh xắn để chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa.
- Em bé không dám về nhà nếu như không bán được bao diêm nào vì sợ bố đánh.
- Ở nhà cũng rét, cha con em phải ở trên gác, sát mái nhà, mặc dù đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách nhưng gió vẫn thổi rít vào trong nhà.
4. Theo dõi: Mỗi lần quẹt diêm, cô bé nhìn thấy những hình ảnh gì? Đó là thực hay mơ?
- Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dàn biếc đi, trắn ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
- Em tưởng như đang ngồi trước lò sưởi, lửa cháy nom đến vui mắt.
- Bàn ăn đã dọn, khăn trải bản trắng tinh, toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, một con ngỗng quay.
- Cây thông Nô-en, những ngọn nến sáng rực lấp lánh trên cành lá. Ngọn nến bay lên trời, biến thành những ngôi sao.
→ Tất cả những hình ảnh này đều là mơ, ảo ảnh, không có thực.
5. Theo dõi: Chú ý trình tự xuất hiện của các hình ảnh khi cô bé quẹt diêm:
- Lần thứ hai: bàn ăn thịnh soạn với những món ăn ngon.
6. Đối chiếu: Điều xảy ra với cô bé bán diêm có giống như dự đoán của em không?
- Em dự đoán cô bé bán diêm sẽ được gặp bà, bà dùng phép màu khiến cô bé không còn phải chịu rét, đói khổ nữa mà được sống sung túc, hạnh phúc.
- Nhưng cuối cùng, không như dự đoán, cô bé đã theo bà về chầu Thượng đế (đã mất).
7. Theo dõi: Có những hình ảnh trái ngược nào trong quang cảnh ngày đầu năm mới?
- Mặt trời lên trong sáng, chói chang, mọi người vui vẻ ra khỏi nhà – xó tường hiện ra thi thể em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười đã chết vì rét trong đêm giao thừa giữa những bao diêm trong đó có một bao đã hết nhẵn.
- Mọi người chỉ bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!” mà không ai giúp đỡ em,…
Truyện kể về hình ảnh cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể chuyện “giấu mình”, không xuất hiện.
Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Bối cảnh diễn ra câu chuyện: đêm gió rét dữ dội, lại là đêm giao thừa.
- Gia cảnh cô bé: nghèo khổ, bất hạnh, những người yêu thương em đều đã mất. Em đang sống cùng cha, nhà nghèo nên phải đi bán diêm. Trời lạnh nên mọi người đều rảo bước nhanh, chẳng ai đoái hoài đến em. Không bán được bao diêm nào nên em không dám về nhà vì thể nào cha em cũng sẽ đánh em.
Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Ngoại hình cô bé bán diêm: đầu trần, chân đất giữa ngày giá rét dữ dội; tạp dề cũ kĩ,…
→ Cô bé phải sống cuộc sống nghèo khổ, đói rét; thiếu tình yêu thương, không có ai quan tâm, chăm sóc,…
Soạn văn lớp 6 Bài 3: Yêu thương và chia sẻ - Kết nối tri thức với cuộc sống
Với các bài soạn văn lớp 6 Bài 3: Yêu thương và chia sẻ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 6.