Đó là một trong những thông tin mà Tổng giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang nêu ra trong tham luận về chủ đề huy động vốn trong Hội nghị phát triển thị trường chứng khoán năm 2024 diễn ra sáng ngày 28/2.
Phân biệt tín phiếu và trái phiếu
Ngắn hạn, dưới 1 năm (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 364 ngày)
Trung và dài hạn, từ 1 đến 5 năm hoặc trên 10 năm
Độ an toàn cực cao, gần như không có rủi ro
Rủi ro mất tiền nếu tổ chức phát hành bị phá sản
Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức chính phú
Kho bạc Nhà nước hoặc các doanh nghiệp
Các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính
Nhà đầu tư cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp
Trên đây là những thông tin về các loại tín phiếu và cách thức phát hành cũng như những quy định của pháp luật về tín phiếu. Hy vọng có thể giúp các bạn hiểu về loại giấy tờ có giá này. Hãy theo dõi TOPI để biết thêm những phương thức đầu tư hiệu quả nhất, thu về lợi ích cao nhất nhé.
Phân loại tín phiếu trên thị trường
Tín phiếu kho bạc do Kho bạc phát hành để bù đắp cho những thiếu hụt tạm thời của ngân sách Nhà nước. Tín phiếu kho bạc thuộc loại chứng khoán chiết khấu, tức là được bán thấp hơn mệnh giá, khi đến hạn, nhà đầu tư được nhận lại đủ mệnh giá. Phần chênh lệch giữa giá mua và mệnh giá là lãi của nhà đầu tư.
Tín phiếu kho bạc là công cụ để Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ thông qua thị trường mở và được xem là công cụ có tính thanh khoản cao nhất do được mua bán nhiều nhất. Bên mua chủ yếu là các ngân hàng, các công ty và trung gian tài chính khác.
Tín phiếu kho bạc là công cụ tài chính có độ rủi ro thấp nhất trên thị trường tiền tệ bởi bên phát hành hầu như không có khả năng vỡ nợ, tức là chính phủ lúc nào cũng có thể tăng thuế hoặc in tiền để trả nợ, không có chuyện mất khả năng thanh toán. Tín phiếu kho bạc có lãi suất tương đối thấp và thường được đấu giá theo lô.
Tín phiếu kho bạc có tính thanh khoản cao trên thị trường
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là loại công cụ nợ do ngân hàng Trung ương phát hành nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ, kỳ hạn không vượt quá 364 ngày. mệnh giá tín phiếu là 100 ngàn đồng hoặc bội số của 100 ngàn đồng.
Tín phiếu Ngân hàng Nhà Nước phát hành cho các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam, có tính pháp lý rõ ràng, có tài khoản thanh toán bằng tiền Việt tại Ngân hàng Nhà Nước.
Ngân hàng Nhà Nước phát hành tín phiếu dưới hình thức ghi sổ, chủ sở hữu tín phiếu là chủ nợ. Khi đến hạn, bên vay phải thanh toán cho chủ tín phiếu số tiền bằng với mệnh giá. Lãi suất cho vay tín phiếu do ngân hàng Nhà nước quyết định.
Khi phát hành tín phiếu, ngân hàng sẽ có hạn mức và mục tiêu rõ ràng, cụ thể trong từng thời kỳ. Tín phiếu Nhà nước thường được mua bán, chuyển nhượng, cầm cố giữa các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, ngân hàng hợp tác xã hội.
Tín phiếu thường có mệnh giá là bội số của 100.000 đồng
Ai mua 66,5 triệu cổ phiếu phát hành mới của Tài chính Hoàng Minh?
Sau khi phát hành thành công, Tài chính Hoàng Minh sẽ huy động được gần 865 tỷ đồng nhằm đầu tư cho các dự án bất động sản.
CTCP Đầu tư Tài chính Hoàng Minh (mã chứng khoán: KPF) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án chào bán 66,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương ứng 52,28% lượng cổ phần đang lưu hành của công ty.
Tài chính Hoàng Minh dự kiến chào bán lượng cổ phiếu trên với giá 13.000 đồng/cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn một năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Thời điểm thực hiện dự kiến trong quý IV/2021 hoặc quý I/2022.
Danh sách nhà đầu tư tham gia mua cổ phiếu riêng lẻ lần này gồm: Công ty Cổ phần VN Stock đăng ký mua 29,3 triệu cổ phiếu; Công ty Cổ phần VN Value đăng ký mua 26,6 triệu cổ phiếu; Công ty TNHH A Type Machine đăng ký mua gần 6 triệu cổ phiếu. Ngoài ra, có 2 cá nhân là Lý Nguyệt Cung Nghi mua hơn 3 triệu cổ phiếu và Lin Yi Huang mua hơn 1,5 triệu cổ phiếu.
Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Tài chính Hoàng Minh dự kiến tăng từ 580 tỷ đồng lên gần 1.245 tỷ đồng, tương ứng số tiền huy động được gần 865 tỷ đồng.
Theo Tài chính Hoàng Minh, nguồn vốn mới dự định sẽ được dùng cho kế hoạch tích lũy tài sản thông qua việc đầu tư vốn tại công ty con TTC Deluxe Sài Gòn nhằm chi phối việc triển khai dự án Khu Biệt thư nhà vườn Đại Lải của cổ phần công ty CTCP Đầu tư và Kinh doanh BĐS Đại Lải, đầu tư vào Công ty cổ phần Tri Việt Hội An và mua lại toàn bộ 199 căn hộ du lịch thuộc dự án Silk Tower của Công ty TNHH Đầu tư Tháp lụa Đà Nẵng.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Đại Lải đang đầu tư dự án nghỉ dưỡng Đại Lải Lake View với quy mô 13 ha tại Vĩnh Phúc. Dự kiến dự án cung ứng ra thị trường 153 căn biệt thự nghỉ dưỡng, nhà vườn cao cấp với diện tích linh hoạt từ 277 - 425 m2.
Công ty Tri Việt Hội An là chủ đầu tư dự án The Pearl Hội An Resort - quần thể nghỉ dưỡng 5 sao quy mô 198 căn hộ, 364 phòng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, 12 biệt thự mặt biển cùng nhiều tiện ích đi kèm như rạp chiếu phim, hồ bơi, nhà hàng…
Tài chính Hoàng Minh đang có những hoạt động tái cấu trúc quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh. Mới đây, ngày 16/11, doanh nghiệp đã chuyển nhượng một phần vốn tại Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm để huy động thêm các nguồn lực thực hiện dự án và thu về dòng tiền quan trọng cho các hoạt động đầu tư khác.
Cụ thể, Tài chính Hoàng Minh đã chuyển nhượng 49% vốn điều lệ Đầu tư Cam Lâm với tổng giá trị gần 92 tỷ đồng. Số tiền lãi thu về khoảng 18,4 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất sinh lời hơn 25% cho khoản thoái vốn, thực hiện được một phần trong kế hoạch thoái vốn đã được cổ đông thông qua.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu KPF đang giao dịch đi ngang và điều chỉnh sau khi tăng mạnh hơn 70% từ giữa tháng 7 đến tháng 9/2021.
Sau thông tin trên, phiên giao dịch ngày 2/12, cổ phiếu KPF bật tăng trần lên mức 16.150 đồng/CP.
Về tình hình kinh doanh, trong quý III/2021, Tài chính Hoàng Minh ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 7 tỷ đồng, tăng 4,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Khấu trừ đi các chi phí liên quan, công ghi báo lãi ròng gần 7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2020 lỗ hơn 1,3 tỷ đồng.
Giải trình kết quả kinh doanh quý III/2021, lợi nhuận sau thuế của công ty ghi nhận tăng 519,4% so với cùng kỳ năm 2020 bởi ghi nhận thêm doanh thu từ hoạt động tài chính 2,5 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng 10% chứng chỉ quỹ VVIF2020 và chuyển nhượng trái phiếu của Công ty TNHH Đầu tư Central Capital là hơn 1,4 tỷ đồng, cùng với kết quả hợp nhất phần lợi nhuận từ công ty con là Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm 1,3 tỷ đồng và Công ty Cổ phần TTC Deluxe Sài Gòn là 2,3 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, Tài chính Hoàng Minh ghi nhận doanh thu thuần đạt 49,8 tỷ đồng, tăng 5,5 lần so mức 9,5 tỷ đồng năm 2020. Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh từ 405 triệu đồng ghi nhận cùng kỳ năm 2020 lên 51,7 tỷ đồng.
Vingroup sắp phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng để cho VinFast vay đầu tư dự án sản xuất ôtô tại Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng.
Hình thức phát hành ra công chúng có các điều kiện chặt chẽ hơn so với phát hành riêng lẻ. Số tiền 10.000 tỷ đồng được Tập đoàn Vingroup (VIC) cho biết gồm 6.000 tỷ là kỳ hạn 36 tháng và 4.000 tỷ đồng kỳ hạn 24 tháng.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và xác lập nghĩa vụ nợ trực tiếp với Vingroup. Mệnh giá mỗi trái phiếu là 100.000 đồng.
Trong đó, nhà đầu tư cá nhân khi tham gia phải đăng ký mua tối thiểu 500 trái phiếu, tương đương 50 triệu đồng. Nhà đầu tư tổ chức phải mua tối thiểu 5.000 trái phiếu, tương ứng 500 triệu đồng theo mệnh giá.
Lãi suất với lô trái phiếu kỳ hạn 36 tháng (6.000 tỷ đồng) là 15% mỗi năm cho hai kỳ tính lãi đầu tiên, sau đó lãi suất thả nổi bằng lãi suất tham chiếu cộng thêm 4,5%. Với lô trái phiếu kỳ hạn 24 tháng (4.000 tỷ đồng), lãi suất cho hai kỳ đầu tiên là 14,5% và sau đó thả nổi bằng lãi suất tham chiếu cộng thêm 4%.
Theo Vingroup, mục đích phát hành này để cho VinFast - công ty thành viên phụ trách mảng sản xuất của tập đoàn - vay đầu tư dự án sản xuất ôtô tại Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng.
VinFast thành lập năm 2017, là thành viên của Tập đoàn Vingroup (VIC) với tầm nhìn trở thành thương hiệu xe điện thông minh thúc đẩy cuộc cách mạng xe điện toàn cầu.
Sau 6 năm thành lập, công ty này đã phát triển hệ sinh thái xe điện gồm các dòng xe SUV điện (từ minicar đến 5 phân khúc cơ bản A-B-C-D-E) và dải sản phẩm xe máy điện đa dạng gồm 7 dòng và xe buýt điện.
Công ty đã bàn giao cho khách hàng tại Việt Nam các dòng ôtô điện gồm VF e34, VF 8, VF 9 và VF 5, đồng thời xuất khẩu hai lô xe VF 8 đầu tiên tới Bắc Mỹ vào đầu năm nay. Dự kiến, xe điện VinFast cũng sẽ sớm có mặt tại châu Âu.
Công ty này mới cho biết hồ sơ liên quan đến giao dịch hợp nhất kinh doanh với Black Space (công ty được tài trợ bởi Black Spade Capital - đang điều hành một danh mục đầu tư bao gồm nhiều khoản đầu tư xuyên biên giới) đã được Ủy ban chứng khoán Mỹ công bố hiệu lực. VinFast dự kiến niêm yết trên thị trường Mỹ ngay trong tháng 8.
Đến cuối quý II, tổng tài sản Vingroup đạt gần 608.000 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cuối quý I. Ba tháng gần nhất, tập đoàn đã huy động và giải ngân hơn 22.400 tỷ đồng, bao gồm các khoản vay hợp vốn tổng cộng 430 triệu USD từ thị trường vốn quốc tế và thanh toán 20.000 tỷ đồng các khoản nợ đến hạn trong kỳ.
Hai quý đầu năm nay, tập đoàn này ghi nhận tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, gồm cả doanh thu chuyển nhượng bất động sản ghi nhận vào thu nhập tài chính, đạt 102.530 tỷ đồng, gấp hơn hai lần cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ bàn giao các bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2.
Các lĩnh vực khác gồm kinh doanh bất động sản đầu tư, dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí và sản xuất đều tăng trưởng. Trong đó, doanh thu mảng sản xuất 6 tháng đầu năm tăng 55% nhờ doanh số xe điện tăng mạnh, gấp 5 lần cùng kỳ.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất nửa đầu năm của Vingroup đạt 7.936 tỷ đồng, gấp hơn hai lần cùng kỳ 2022 và là mức cao nhất từ khi tập đoàn này niêm yết trên sàn chứng khoán.
Số trái phiếu được phát hành nhằm huy động vốn cho VinFast vay đầu tư dự án sản xuất ô tô tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng.
CTCP Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa công bố thông tin chào bán trái phiếu ra công chúng với tổng số tiền huy động là 10.000 tỷ đồng.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và xác lập nghĩa vụ nợ trực tiếp với Vingroup. Mệnh giá mỗi trái phiếu là 100.000 đồng, theo thông tin công bố ngày 1/8.
Trong đó, 6.000 tỷ đồng được huy động từ 60 triệu trái phiếu và chia thành 3 đợt với kỳ hạn 36 tháng kể từ ngày phát hành. Lãi suất 2 kỳ tính lãi đầu tiên là 15%/năm.
4.000 tỉ đồng còn lại có kỳ hạn 24 tháng kể từ ngày phát hành, lãi suất là 14,5%/năm cho 2 kỳ tính lãi đầu tiên.
Nhà đầu tư cá nhân khi tham gia phải đăng ký mua tối thiểu 500 trái phiếu, tương đương 50 triệu đồng. Nhà đầu tư tổ chức phải mua tối thiểu 5.000 trái phiếu, tương ứng 500 triệu đồng theo mệnh giá.
Toàn bộ số tiền thu được sẽ cho CTCP VinFast (công ty con của Tập đoàn Vingroup) vay đầu tư dự án sản xuất ô tô tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng. Đây là các lô trái phiếu đầu tiên của Vingroup trong năm nay.
Tín phiếu được phát hành nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ và điều tiết đồng tiền luân chuyển. Đầu tư vào tín phiếu ít rủi ro nhất trên thị trường tiền tệ nhưng mức lợi nhuận thu về khá khiêm tốn.
Tín phiếu là chứng chỉ ghi nhận khoản nợ ngắn hạn được Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức do pháp luật quy định để vay tiền. Thời hạn của tín phiếu thường là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm.
Tín phiếu xác nhận quyền chủ nợ, quyền hưởng lợi tức của người sở hữu và nghĩa vụ tương ứng của bên phát hành.
Tín phiếu thường có thời hạn ngắn dưới 1 năm