Sửa Điện Cơ Bản

Sửa Điện Cơ Bản

Hiện tại, nghề xe điện đang phát triển nhanh chóng và được nhiều người theo đuổi. Tuy nhiên vẫn có nhiều bạn cảm thấy lo sợ và thắc mắc không biết học sửa xe điện có khó hay không. Sửa xe điện khi chưa bắt đầu nhìn sẽ rất khó; bởi chúng đòi hỏi phải nắm chắc cấu tạo và các bộ phận vận hành xe. Người sửa phải nắm rõ các nguyên lý hoạt động của chúng; để có thể nhanh chóng phát hiện những chỗ hỏng hóc và sửa chữa kịp thời. Với các học viên học sửa xe điện thời gian đầu sẽ cảm thấy hoang mang và không thể thực hiện được. Tuy nhiên, sau thời gian tiếp xúc và thực hành trực tiếp; các bạn sẽ cảm thấy quen tay và thành thạo hơn. Học sửa xe điện có khó hay không phụ thuộc vào phương pháp học, cách tiếp xúc và thực hành của học viên. Chính vì thế, học sửa xe máy điện không thực sự khó như bạn tưởng tượng.

Các sự cố phổ biến của xe điện

Một trong những sự cố phổ biến nhất là khi bạn khởi động xe nhưng không thấy xe phản ứng gì, không sáng màn hình điều khiển xe. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do pin yếu hoặc xe gặp vấn đề với hệ thống điện tử.

Một sự cố khác mà nhiều người gặp phải là khi động cơ hoạt động, màn hình xe đã sáng nhưng xe không tiến hoặc lùi. Điều này có thể do hệ thống truyền động bên trong bị hỏng. Nếu xe không điều khiển được, kiểm tra hệ thống điều khiển như các mấu nối, dây cáp và bộ điều khiển.

– Sạc xe nhanh đầy pin nhưng đi đoạn ngắn đã hết

Trường hợp này cũng xảy ra với không ít người dùng xe. Dù xe đã sạc đủ pin nhưng mới đi được một quãng ngắn, xe đã báo yếu điện và cần sạc, quãng đường cũng không dài như mọi khi.

Khi bóp phanh, xe vẫn di chuyển và không dừng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ cảm biến phanh, bình chứa dầu phanh. Hãy kiểm tra khối thắng phanh của xe. Có thể là phanh đĩa hoặc phanh tang trống. Kiểm tra xem có còn đủ chất lượng và độ dày trên mặt phanh không.

Nếu không, bạn cần thay thế phần phanh bị hao mòn. Nếu khối phanh còn tốt, nhưng phanh vẫn không hoạt động, có thể do hơi phanh không đủ hoặc hệ thống phanh gặp lỗi khác. Hãy kiểm tra bình hơi phanh và đường ống dẫn khí xem có rò rỉ không. Nếu có rò rỉ, hãy sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng.

Khi xe điện của bạn không thể khởi động hoặc mất nguồn đột ngột, một nguyên nhân phổ biến có thể là ắc quy yếu hoặc không được kết nối. Kiểm tra đèn pin hoặc màn hình điện áp trên xe để xác định mức năng lượng còn lại.

Nếu năng lượng quá yếu, hãy sạc lại ắc quy của xe điện. Nếu sạc xe rồi mà vẫn không có chuyển biến tốt hơn, hãy kiểm tra các kết nối điện. Đảm bảo các chấu mối đúng cách và không bị oxi hóa. Nếu cần, làm sạch chấu mối và nối chúng lại.

Nếu bạn gặp sự cố với lốp xe điện, hãy kiểm tra có vết nứt trên bề mặt của lốp xe không. Nếu có vết nứt, bạn cần thay thế lốp bị hỏng. Kiểm tra áp suất lốp và bơm lốp nếu cần. Nếu lốp quá mềm hoặc quá cứng, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất lái xe. Hãy điều chỉnh áp suất lốp sao cho phù hợp.

Những lưu ý khi sửa xe điện và biện pháp phòng ngừa

Để tránh gặp phải sự cố bất ngờ về xe điện, hãy thực hiện bảo dưỡng định kỳ. Kiểm tra hệ thống thắng, ắc quy, lốp xe và các bộ phận khác để đảm bảo xe hoạt động ổn định. Bảo dưỡng định kỳ có thể giúp xe điện được phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và tránh gặp phải sự cố lớn.

Lái xe an toàn là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo xe hoạt động tốt và không bị trầy xước. Hãy tuân thủ luật giao thông, điều khiển xe cẩn thận và chú ý đến môi trường xung quanh.

Việc học cách sửa chữa cơ bản có thể giúp bạn tự sửa chữa những vấn đề nhỏ trên xe điện. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng kiến thức về xe điện của bạn. Hãy tìm hiểu và tham gia các khóa học hoặc nhóm người sửa chữa xe điện để nắm vững kiến thức.

Tuân thủ các quy tắc an toàn khi sửa xe điện, không tự ý can thiệp vào các hệ thống phức tạp. Cần tìm ngay cơ sở sữa chữa xe điện gần nhất nếu vấn đề nghiêm trọng.

– Tìm hiểu về các trung tâm sửa chữa xe điện uy tín và chất lượng

Sử dụng các dịch vụ sửa chữa uy tín để bảo vệ xe điện hoạt động ổn định trong thời gian dài. Dịch vụ sửa xe điện không chỉ hỗ trợ sửa xe đạp điện mà còn bao gồm việc sửa xe máy điện. Ngày nay, dịch vụ sửa xe điện tại nhà cũng đã xuất hiện, đem đến sự tiện lợi cho người sở hữu xe.

Bạn không cần phải đi xa, không cần di chuyển đến nơi sửa chữa xe. Thay vào đó, các kỹ thuật viên sẽ đến tận nơi để kiểm tra và sửa chữa xe điện của bạn. Bạn không cần lo lắng về việc tự mình xử lý các vấn đề kỹ thuật phức tạp, hãy để những người có chuyên môn trong lĩnh vực này giúp bạn.

Nếu bạn muốn hạn chế tối đa các sự cố khi sử dụng xe điện, hãy tham khảo Selex Camel chuyên chở hàng và Selex Camel 2 chuyên vận chuyển hành khách của Selex Motors.

Đều là những xe máy điện thông minh, hai mẫu xe của Selex Motors đều sử dụng pin được trang bị tính năng chống nước IP67, giúp xe thoải mái đi ngập nước ở độ sâu 50cm trong vòng 30 phút mà không sợ ảnh hưởng đến động cơ xe, hạn chế các vấn đề hỏng hóc và tận hưởng dịch vụ bảo hành bảo dưỡng xe điện 24/7.

Các bước cơ bản để sửa xe điện

Bước 1: Chuẩn bị đồ nghề để sửa xe

Trước khi bắt đầu sửa chữa xe điện tại nhà, bạn cần chuẩn bị trước một số công cụ cần thiết. Các đồ nghề cơ bản bao gồm: búa, tua vít, khóa vặn, đèn pin, dụng cụ bơm lốp và cờ lê. Ngoài ra, cũng có thể cần thêm vật liệu phụ tùng như dầu mỡ, dây cáp điện và lốp xe dự phòng.

Bước 2: Kiểm tra sự cố và xác định nguyên nhân

Trước khi bắt đầu sửa chữa, hãy kiểm tra kỹ để xác định nguyên nhân gây ra sự cố. Nếu xe điện không hoạt động, hãy kiểm tra pin trước. Đảm bảo pin đang hoạt động bình thường và đã được nạp đầy đủ.

Kiểm tra từng phần của xe điện như hệ thống điện, hệ thống thắng, lốp xe và ắc quy. Xác định xem vết hỏng nằm ở đâu và tìm hiểu nguyên nhân gây ra vết hỏng đó. Những bộ phận mà bạn cần kiểm tra bao gồm: pin xe, hệ thống đèn, phanh, lốp xe.

Bước 3: Sửa chữa và thay thế các bộ phận hỏng

Dựa trên nguyên nhân gây ra sự cố, bạn cần thực hiện các bước sửa chữa tương ứng. Nếu có bất kỳ bộ phận nào bị hỏng, hãy thay thế chúng bằng bộ phận mới và đảm bảo chúng tương thích với xe điện của bạn.

Nếu có vấn đề về đèn hoặc tín hiệu, kiểm tra đèn và bóng đèn để xem chúng có bị hỏng. Thay thế bóng đèn nếu cần. Nếu xe có vấn đề về bánh xe hoặc thủng lốp, thay thế hoặc vá lốp nếu cần.

Sau khi hoàn thành việc sửa xe điện, hãy kiểm tra lại các bộ phận đã được thay thế để đảm bảo chúng hoạt động tốt. Sau đó, kiểm tra tiếp khả năng vận hành của xe điện. Hãy lái xe một đoạn ngắn để xem xe còn phát sinh vấn đề gì không.

Học Sửa Xe Điện – Cấu Trúc Cơ Bản Của Xe Điện – Phần 1

Xe máy điện gồm nhiều bộ phận cấu thành bao gồm các bộ phận bên ngoài và các bộ phận vận hành bên trong. Để một chiếc xe có thể hoạt động êm ái; đòi hỏi hệ thống xe điện phải phối hợp linh hoạt, mượt mà với nhau. Sau đây là cấu trúc cơ bản của xe điện mà các học viên học nghề sửa xe cần lưu ý.

Để xe điện vận hành mượt mà thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng trong hệ thống điện của xe điện. Sau đây là một số bộ phận quan trọng không thể thiếu của một chiếc xe điện.

Xe điện chịu áp lực và có thể chở được vật nặng hay không; phần lớn đều phụ thuộc vào cấu tạo của khung xe. Với các bạn học sửa xe điện nên biết; khung xe của các loại xe điện thường được làm từ các loại thép cao cấp, bên ngoài sơn tĩnh điện chống oxy hóa trong thời gian sử dụng. Nhờ đó, xe điện có thể di chuyển êm ái trên các loại địa hình cho dù có chở vật nặng.

Tay ga là bộ phận điều chỉnh tốc độ vận hành của xe điện. Bộ phận này được làm từ mảnh nam châm vĩnh cửu. Bên trong tay ga là bảng mạch với cấu tạo từ 3 đầu dây của cảm biến được nối thẳng đến IC. Dựa vào sự điều khiển của người lá mà nam châm sẽ tạo ra những dòng điện mạnh, nhẹ khác nhau từ đó điều chỉnh tốc độ di chuyển của xe.

IC hay bộ điều tốc là bộ phận quyết định độ êm ái khi xe điện vận hành. IC cấu thành từ bảng mạch chủ với chức năng xử lý thông tin, khá tinh vi. IC có nhiệm vụ chuyển dòng điện 2 chiều từ bình ắc quy thành dòng điện 3 pha phù hợp với động cơ điện. Ngay khi nhận tín hiệu từ tay ga, IC ngay lập tức tăng hoặc giảm tốc theo điều chỉnh của người lái.

Để học sửa xe điện thì bạn cần phải nắm được động cơ của xe điện như thế nào? Động cơ hay mô tơ là bộ phận quan trọng của một chiếc xe điện. Bộ phận này tạo ra mô men quay cho các bánh xe, giúp xe di chuyển và duy trì hoạt động. Động cơ có cấu tạo cơ bản gồm hai bộ phận là vỏ và lõi.

Có hai loại động cơ phổ biến hiện nay đó là có chổi than và không chổi than. Tuy nhiên phần lớn các loại xe điện hiện nay ưu tiên sử dụng động cơ không chổi than.

Bình ắc quy là bộ phận quan trọng trong các bộ phận vận hành của một chiếc xe điện. Các bạn học sửa xe điện cần lưu ý bộ phận này; vì nó sẽ quyết định khả năng hoạt động của xe. Để xe có thể chạy bền và ổn định thì nhà sản xuất thường sử dụng ắc quy axit chì hoặc pin lithium. Bình ắc quy cho xe điện có cấu tạo gồm 6 vách ngăn; bên trong chứa các bông axit và bản cực chì. Loại này còn biết đến với tên gọi là ắc quy khô. Thông thường, các loại xe thường sử dụng các bình có hiệu điện thế 12V; với công suất khác nhau 12Ah, 20Ah, 21Ah,…