Trường Đại Học Thương Binh Và Xã Hội Tp Hcm

Trường Đại Học Thương Binh Và Xã Hội Tp Hcm

Trường hợp có quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chức báo cáo người có thẩm quyền phương án thẩm tra, xác minh và tổ chức thực hiện. Quá trình thẩm tra, xác minh phải được lập thành hồ sơ và lưu tại phòng, ban chuyên môn giải quyết.

Địa chỉ, số điện thoại Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội TP. Cần Thơ

Quý khách có nhu cầu, vui lòng tham khảo danh bạ số điện thoại Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội TP. Cần Thơ, địa chỉ Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội TP. Cần Thơ trong bài viết sau.

Giao dịch tại địa chỉ hoặc gọi số điện thoại Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội  TP. Cần Thơ

Địa chỉ: Số 288, Đường 30 – 4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Điện thoại: 02923 830 882 - Fax: 02923 834 274

Địa chỉ, danh bạ số điện thoại Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội TP. Cần Thơ

Địa chỉ: Số 288, Đường 30 – 4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Điện thoại: 02923 830 882 - Fax: 02923 834 274

Nguyên tắc phối hợp giải quyết thủ tục thuộc Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội TP. Cần Thơ

- Quy trình chuyển, giao hồ sơ, lấy ý kiến, tham gia ý kiến giữa nhân viên Trung tâm Hành chính công TP., các phòng chuyên môn thuộc Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội TP. Cần Thơ được thực hiện bằng cách chuyển trực tiếp (có Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả) và phần mềm điện tử.

- Ban giám đốc các phòng chuyên môn, Ban giám đốc Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội TP. Cần Thơ không thụ lý hoặc giải quyết các hồ sơ khi không có Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ kèm theo hoặc chưa được cập nhật tại phần mềm điện tử.

- Quá trình giải quyết hồ sơ, cán bộ, công chức làm việc tại các phòng chuyên môn Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội TP. Cần Thơ và đơn vị liên quan không tiếp xúc với tổ chức, cá nhân đang có nhu cầu giải quyết TTHC dưới bất kỳ hình thức nào (trừ trường hợp pháp luật có quy định).

Cách giải quyết hồ sơ không đủ điều kiện tại Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội  TP. Cần Thơ

Hồ sơ sau khi thẩm định không đủ điều kiện giải quyết, công chức Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội  TP. Cần Thơ phụ trách hồ sơ thông báo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định. Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ.

Trường hợp giải quyết hồ sơ trên cổng thông tin thì công chức được giao nhiệm vụ thụ lý hồ sơ trên phần mềm điện tử cũng phải tuân thủ các quy định nêu trên.

Quy định tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả TTHC của Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội TP. Cần Thơ

TTHC của Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội TP. Cần Thơ đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua nhằm hỗ trợ người dân một cách tối ưu nhất. Sau đây, xin mời quý khách tham khảo quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả của Sở.

Cách giải quyết hồ sơ quá hạn quy định tại Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội  TP. Cần Thơ

Đối với hồ sơ quá thời hạn giải quyết thì phòng, ban chuyên môn giải quyết hồ sơ của Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội  TP. Cần Thơ phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm Hành chính công TP. và văn bản xin lỗi (ghi rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả lần hai). Việc gia hạn thời gian trả kết quả không quá 1/3 thời hạn giải quyết theo quy định của từng loại thủ tục hành chính.

Muốn biết thêm thông tin, số điện thoại, địa chỉ Sở Lao động - Thương binh Và Xã hội TP. Cần Thơ, hãy liên hệ chúng tôi:

Công ty TNHH TMDV Tư Vấn Đại Việt

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với công nhân viên quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện 500 KV

Căn cứ Nghị định số 26/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ về chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp.

Căn cứ công văn số 919/KTTH ngày 25-2-1995 của Chính phủ về chế độ đối với Công nhân viên quản lý vận hành hệ thống tải điện 500 KV và công nhân sản xuất điện.

Sau khi có ý kiến của Bộ Năng lượng tại Công văn số 626/NL/TCCB-LD, ngày 29-4-1995, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với Công nhân viên quản lý vận hành hệ thống tải điện 500 KV và công nhân viên sản xuất điện như sau:

I. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG

Trên cơ sở hệ thống thang lương, bảng lương, chế độ phụ cấp lương ban hành tại Nghị định số 26/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp được áp dụng:

a. Vận hành nhóm III, thang lương A1 theo Nghị định số 26/CP để xếp lương đối với công nhân quản lý vận hành, sửa chữa đường dây, thí nghiệm thiết bị điện trạm biến áp và trạm bù thuộc hệ thống truyền tải điện 500 KV.

b. Vận dụng bảng lương B1 theo Nghị định số 26/CP để xếp lương đối với Công nhân viên vận hành trạm biến áp, trạm bù 500 kv theo các chức danh sau:

a. Phụ cấp khu vực, áp dụng đối với công nhân viên quản lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện làm việc trên hệ thống tải điện 500 KV theo nguyên tắc sau:

Tuyến đường dây đi qua khu vực nào thì áp dụng mức phụ cấp khu vực đó theo quy định tại Thông tư số 15/LĐTBXH-TT ngày 2-6-1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp nào tuyến đường dây đi qua, nhưng Thông tư số 15/LĐTBXH-TT chưa quy định phụ cấp khu vực thì Bộ Năng lượng đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết.

Cách tính trả phụ cấp khu vực theo quy định tại Thông tư số 15/LĐTBXH-TT ngày 2-6-1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện phụ cấp khu vực và Thông tư số 05/LB-TT ngày 4-2-1994 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ - Tài chính.

b. Phụ cấp thu hút, áp dụng các mức 70%, 50%, 30%, 20% lương cấp bậc, chức vụ đối với Công nhân viên các tổ đội quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây; công nhân viên làm việc ở các trạm Lặp, các chốt vận hành như sau:

Trạm Ngọc Lạc, trạm Như Xuân thuộc tỉnh Thanh Hoá

Trạm Phước Sơn, trạm Giằng thuộc tỉnh Quảng Nam - Đã Nẵng

Trạm Ngọc Hồi trạm Đắc Uy, chốt vận hành Đắc Lei thuộc tỉnh Kon Tum

Trạm I A Rứ thuộc tỉnh Gia Rai Trạm Cư Né thuộc tỉnh Đak Lak.

Trạm Bạch Mã thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế

Trạm Hoà Xuân, trạm Quảng Sơn, trạm Quảng Tín, trạm tải ba Đắc Nông thuộc tỉnh Đak Lak

Chốt vận hành Giằng, chốt vận hạnh Phước Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam - Đã Nẵng

Chốt vận hành Đak Tô thuộc tỉnh Kon Tum

Chốt vận hành Chư Sê - Plâycu thuộc tỉnh Gia Lai

Chốt vận hành Mục Sơn, chốt vận hành Cẩm Thuỷ, chốt vận hành Yên Cát thuộc tỉnh Thanh Hoá

Trạm Yên Thành, trạm Nam Đàn, chốt vận hành Nghĩa Đàn thuộc tỉnh Nghệ An

Trạm Bố Trạch, trạm Lệ Thuỷ thuộc tỉnh Quảng Bình

Trạm Cam Lộ thuộc tỉnh Quảng Trị

Trạm Phong Sơn thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế

Chốt vận hành Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh

Chốt vận hành Krông Nô, chốt vận hành Đak Nông thuộc tỉnh Đak Lak

Chốt vận hành Kon Tum thuộc tỉnh Kon Tum

Trạm biến áp 500 KV Plâycu thuộc tỉnh Gia Lai.

Trạm Lạc Sơn, chốt vận hành Lạc Sơn thuộc tỉnh Hoà Bình

Trạm Bù Hà Tĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh

Chốt vận hành Ba Đồn, chốt vận hành Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình

Chốt vận hành Buôn Mê Thuột thuộc tỉnh Đak Lak

Trạm Bố La, chốt vận hành Đồng Xoài thuộc tỉnh Sông Bé.

Thời hạn hưởng phụ cấp thu hút là 3 năm. Cách tính trả phụ cấp theo thông tư số 16/LĐTBXH-TT ngày 2-6-1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thu hút và Thông tư số 05/LB-TT ngày 4-2-1994 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban tổ chức cán bộ - Tài chính.

c. Phụ cấp lưu động, áp dụng mức 0,6 lương tối thiểu đối với công nhân viên quản lý, vận hành, sửa chữa, thí nghiệm đường dây và trạm 500 KV ở địa bàn thuộc vùng núi cao rừng rậm, đồng lầy;

Áp dụng mức 0,4 lương tối thiểu đối với công nhân viên quản lý, vận hành, sửa chữa, thí nghiệm đường dây và trạm 500 KV ở địa bàn thuộc vùng trung du, đồng bằng.

Cách tính trả phụ cấp theo Thông tư số 19/LĐTBXH-TT ngày 2-6-1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động.

d. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm, áp dụng mức 0,4 lương tối thiểu đối với công nhân viên làm việc tại trạm biến áp 500 kv, trạm bù, trạm lặp; Công nhân viên sửa chữa đường dây 500kv, làm việc ở trên cao từ 20m trở lên. Cách tính trả phụ cấp theo Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 2-6-1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và Thông tư số 05/LB-TT ngày 4-2-1994 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính.

e. Phụ cấp trách nhiệm, áp dụng mức 0,2 lương tối thiểu đối với tổ trưởng các tổ quản lý vận hành đường dây 500KV.

Cách tính trả phụ cấp theo Thông tư số 17/LĐTBXH-TT ngày 2-6-1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm và Thông tư 05/LB-TT ngày 4-2-1994 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính.

3. Chế độ tiền thưởng vận hành an toàn:

Áp dụng mức 20% lương cấp bậc, chức vụ đối với công nhân viên sản xuất điện, quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện từ 110 KV trở lên, công nhân viên làm việc tại các trạm biến áp 110 KV trở lên, công nhân viên sửa chữa thí nghiệm thiết bị điện từ 110 KV trở lên.

Căn cứ vào đối tượng được hưởng và mức tiền thưởng nêu trên. Bộ Năng lượng xây dựng quy chế thưởng, phạt để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tiền thưởng này.

Quy chế thưởng xây dựng trên những nguyên tắc sau:

Căn cứ vào hiệu quả đóng góp của từng người lao động thể hiện qua năng suất chất lượng công việc: người hoàn thành công việc thường xuyên bảo đảm an toàn, ổn định cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt thì được thưởng; người không hoàn thành công việc để xảy ra sự cố điện, gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt thì bị phạt;

Chấp hành nội quy, kỷ luật của doanh nghiệp;

Quy chế phải tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn trước khi ban hành.

1. Bộ Năng lượng ban hành quy chế thưởng vận hành an toàn sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trên cơ sở áp dụng quy chế thưởng nói trên, Bộ Năng lượng cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành khảo sát đánh giá hiệu quả của chế độ thưởng vận hành an toàn để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng đối với toàn bộ lưới điện Quốc gia.

2. Thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương được thực hiện từ ngày 01-01-1995.

3. Chế độ thưởng vận hành an toàn điện thực hiện từ 01-04-1995.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu giải quyết.