Trường Học Làm Vợ

Trường Học Làm Vợ

Tôi 30 tuổi, thu nhập mỗi tháng tầm 30 triệu đồng. Tôi cưới vợ khi em mới ra trường. Vợ 26 tuổi, đã sinh cho tôi bé gái giờ ba tuổi rồi.

Chồng đi làm xa, vợ ở nhà ngoại tình

VOV.VN - Người chồng chán nản khi đi làm xa mà vợ ở nhà qua lại với người khác, dù muốn chia tay nhưng nghĩ đến hai con lại không thể.

Tôi và vợ lấy nhau được 5 năm và có 1 đứa con trai 4 tuổi. Vợ chồng tôi chung sống vui vẻ hạnh phúc cho đến năm thứ 5, tôi phải đi làm ở tận Bình Dương. Trong thời gian vợ chồng xa nhau, vợ tôi có qua lại với người khác trong khoảng 3 tháng. Đến lúc tôi về thì họ dừng lại.

Vợ tôi muốn tôi cho cô ấy cơ hội để hàn gắn. Tôi có nên vì con mà tiếp tục cuộc sống vợ chồng, hay là ly hôn?

Tha thứ, hàn gắn, chắp nối lại một cuộc hôn nhân khi mà 1 trong 2 người phản bội, là một điều vô cùng khó khăn, và là một quá trình kéo dài rất lâu, chứ không đơn giản một hai ngày.

Sự tổn thương khi bị phản bội nó lớn lắm anh ạ. Nó hành hạ người ta dai dẳng và ray rứt với những hình dung, tưởng tượng, đau đớn, mất lòng tin vào nhau và vào chính bản thân mình.

Nó là vết thương khó lành, nếu có, thì nhiều khi chỉ là lành trên bề mặt, chứ những nhiễm trùng, lở loét vẫn âm thầm luồn lách bên trong nếu như người bị thương chữa trị không đúng cách.

Vậy nên, lý do để có thể tha thứ, cho nhau cơ hội và nỗ lực cùng nhau chữa lành, phải nhiều hơn và mạnh mẽ hơn là chỉ đơn thuần vì con. Bởi chính con cái có khi không cần điều đó, không cần một mái nhà được vá víu tạm bợ, để lại nhiều lỗ dột nát cho mưa gió luồn vào.

Vậy nên, trước khi quyết định có tha thứ cho vợ hay không, anh hãy xác định rõ rằng mình làm thế là vì bản thân và vì cuộc hôn nhân này còn có thể tồn tại tiếp tục, chứ không phải vì con.

Anh hãy thử trả lời vài câu hỏi như:

- Vợ anh có thật sự cảm thấy hối hận không?

- Bản thân anh có muốn tha thứ không?

- Tình cảm vợ chồng trước kia thế nào?

- Nếu không có việc anh đi xa và cô ấy ngoại tình, thì cuộc hôn nhân của anh chị có thật sự ổn không?

Anh chỉ có thể quyết định tha thứ và cùng hàn gắn khi nỗi đau trong lòng anh đã lắng dịu phần nào, khi anh đã tạm ổn hơn một chút. Vậy thì cần phải cho mình và mối quan hệ một khoảng thời gian để bình tâm.

Anh chị vẫn có thể cứ sống chung nhà, nhưng cho nhau khoảng không gian riêng, để cô ấy dọn dẹp tất cả mọi điều liên quan đến cuộc ngoại tình, còn anh thì bớt giận, bớt đau.

Khoảng thời gian này, anh hãy sống cho mình, chỉ để lắng nghe mình và tìm hiểu xem mình còn tình thương, còn chút lòng tôn trọng nào, còn chút bao dung nào với hành động của cô ấy hay không?

Sau tất cả những suy nghĩ như vậy, anh hãy quyết định, anh nhé.

Chia sẻ tâm tư cùng chị Hạnh Dung của Báo Phụ nữ, mời bạn gửi câu hỏi trực tiếp trong khung “Chat với Hạnh Dung” dưới đây, hoặc gửi về email: [email protected]

Khoa học Môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống của con người trên trái đất.

Khoa học Môi trường là một ngành khoa học độc lập, được xây dựng trên cơ sở tích hợp các kiến thức của các ngành khoa học như: Sinh học, hoá học, địa học,… đã có cho một đối tượng chung là môi trường sống bao quanh con người với phương pháp và nội dung nghiên cứu cụ thể, về các kỹ thuật và công nghệ giúp giải quyết các vấn đề môi trường như: ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm; thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinh - lý - hóa học; các giải pháp quản lý, góp phần bảo vệ môi trường sống và phục vụ phát triển bền vững.

Ngành Khoa học Môi trường học những gì?

Sinh viên theo học ngành Khoa học Môi trường được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: Quan trắc môi trường; hệ thống quản lý môi trường, kiểm soát tai biến và rủi ro môi trường; quản lý môi trường khu vực, sinh thái môi trường; chỉ thị sinh học môi trường; hóa học môi trường đất; quản lý và sử dụng chất thải nông nghiệp; quy hoạch sử dụng bền vững đất đai; hóa chất nông nghiệp; ứng dụng công cụ mô hình hóa và hệ thống tin địa lý; phương pháp đánh giá biến động ôzôn khí quyển; mô hình quá trình phóng xạ khí quyển, biến đổi khí hậu,....

Ngoài khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc thí nghiệm hóa đại cương, thí nghiệm hóa hữu cơ và hóa vô cơ, thí nghiệm hóa phân tích, thí nghiệm vi sinh, , thí nghiệm hóa lý, thí nghiệm hóa kỹ thuật môi trường, thí nghiệm xử lý chất thải, …

Học ngành Khoa học Môi trường ra trường làm gì? Làm ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học Môi trường tại Trường Đại học Lạc Hồng có khả năng đảm nhận công việc với các vị trí như: Chuyên gia môi trường ở các cơ sở sản xuất, nhà máy xử lý chất thải, công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, công ty, tổ chức về môi trường; Bộ, Sở, Phòng Tài nguyên và Môi trường, các trung tâm phân tích, quan trắc môi trường; cảnh sát môi trường, thanh tra môi trường; tư vấn viên, giám sát viên của các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến môi trường; chuyên viên an toàn môi trường lao động và sức khỏe trong các công ty đa quốc gia, giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo…

Sinh viên LHU được tôi luyện kiến thức trước khi ra mắt nhà Tuyển dụng

Học ngành Khoa học Môi trường bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?

Để học tốt ngành Khoa học Môi trường bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: Cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo trách nhiệm cao; đam mê công nghệ, thích nghiên cứu; có tư duy sáng tạo, có khả năng phân tích; thích tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên,...

Ngành Khoa học Môi trường xét tuyển bằng phương thức nào?

Để xét tuyển vào ngành Khoa học Môi trường tại Trường Đại học Lạc Hồng bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:

Trên đây là những thông tin về ngành Khoa học Môi trường dành cho thí sinh yêu thích, mong muốn lựa chọn, theo đuổi ngành học này, các bạn thí sinh luôn ấp ủ trong mình “Giấc mơ nguồn sống sạch” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Khoa học Môi trường của Trường Đại học Lạc Hồng nhé!

A.K - Bp. Tuyển sinh - ĐH Lạc Hồng (Ảnh Davis T5L)