Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Bách Khoa

Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Bách Khoa

Khi nền Kinh tế phát triển, giá trị cuộc sống của con người ngày càng gia tăng thì nhu cầu cải thiện chất lượng thực phẩm đang ngày càng được người tiêu dùng quan tâm. Từ đó, ngành Công nghệ thực phẩm được mở ra để đáp ứng các nhu cầu đó.  Có rất nhiều các bạn trẻ đang quan tâm, và theo ngành này với mong muốn tạo một chế độ sạch, đảm bảo chất lượng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là học gì và cơ hội việc làm sau khi ra trường ra sao? HOCMAI.VN sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về ngành học này nhé.

Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

Hiện nay, thị trường Việt Nam quy mô hơn 96 triệu dân, trong khi thu nhập đầu người đang ngày càng tăng, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn và sử dụng thực phẩm sạch, có thân thiện với môi trường. Họ sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để sử dụng thực phẩm đảm bảo cho sức khỏe. Bởi vậy, Công nghệ thực phẩm đang là một ngành học có triển vọng việc làm rộng mở tại các công ty trong và ngoài nước. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – ĐH Bách khoa Đà Nẵng hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí:

– Nhân viên quản lý chất lượng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên phát triển sản phẩm tại các Công ty sản xuất thực phẩm.

– Nhân viên tư vấn, thiết kế tại các tổ chức, cơ sở chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, phụ gia, hóa chất vật tư trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.

– Làm việc tại các cơ quan/ ban ngành quản lý liên quan đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Giảng viên dạy các môn chuyên ngành thực phẩm, sinh học.

– Nhân viên nghiên cứu lĩnh vực về nông sản và thực phẩm tại các trung tâm, các Viện nghiên cứu, và cơ quan nghiên cứu của các Bộ/ngành.

– Kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất, quá trình chế biến – bảo quản – kiểm định thực phẩm,… tại các công ty sản xuất và chế biến thực phẩm, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, các viện nghiên cứu.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn học sinh THPT và các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quan và có câu trả lời cho các câu hỏi về ngành Công nghệ thực phẩm.

This site uses cookies from Google to deliver its services and to analyze traffic. Information about your use of this site is shared with Google. By using this site, you agree to its use of cookies.

Chương trình khoa học và công nghệ thực phẩm tại USTH được thiết kế hiện đại, bao gồm các môn học cập nhật các công nghệ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực thực phẩm, được thiết kế độc đáo nhưng phù hợp với mục tiêu tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiến lược của Việt Nam.

Khoa học và công nghệ thực phẩm ngày nay đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển, đa dạng hóa và nâng cao giá trị của các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhu cầu về thực phẩm, nông sản sạch và an toàn đã trở thành xu thế trong xã hội hiện nay đòi hỏi cấp thiết việc đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực có kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp tốt. Nguồn cung cấp nhân sự chất lượng cao của ngành khoa học và công nghệ thực phẩm ở nước ta hiện chưa đủ đáp ứng yêu cầu của thị trường đang ngày càng gia tăng. Chương trình cử nhân khoa học và công nghệ thực phẩm của USTH sẽ góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực ở trình độ cao trong lĩnh vực này.

Chương trình khoa học và công nghệ thực phẩm tại USTH được thiết kế hiện đại, bao gồm các môn học cơ sở và chuyên ngành, cập nhật các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới trong thu hoạch, chế biến, bảo quản, phân tích và kiểm soát chất lượng thực phẩm phù hợp với mục tiêu làm gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiến lược của Việt Nam. Bên cạnh đó, chương trình được thiết kế với một số lượng lớn các giờ thực hành, thực tế, các dự án nhóm sẽ cung cấp cho sinh viên những kỹ năng thực tiễn, khả năng nghiên cứu độc lập, chủ động cùng khả năng làm việc theo nhóm, giúp sinh viên ra trường thích ứng tốt với nhiều yêu cầu công việc khác nhau của ngành.

Các môn học trong chương trình Khoa học và công nghệ thực phẩm tập trung vào 3 chuyên ngành:

– Quản lý đổi mới công nghệ thực phẩm

Các sinh viên hoàn thành các chuyên ngành này sẽ được cấp bằng Cử nhân khoa học công nghệ thực phẩm. Chương trình khung bao gồm các môn học của cả 3 chuyên ngành trên. Ngoài ra, mỗi chuyên ngành cung cấp các môn học lựa chọn với các kiến thức chuyên sâu hơn với mỗi ngành.

Ban hành theo Điều 5 – Chương II tại Quyết định số 1292/QĐ-ĐHKHCNHN ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, xem tại đây.

Chất lượng đầu ra chương trình cử nhân FST đạt chuẩn đầu ra của hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục ABET cũng như từng chương trình cụ thể, thu được từ từng môn học như.

a. Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật.

b. Khả năng thiết kế và thực hành thí nghiệm, cũng như phân tích và giải thích dữ liệu thu được.

c. Khả năng thiết kế, xây dựng hệ thống trong quy trình sản xuất thực phẩm đáp ứng được yêu cầu đề ra.

d. Khả năng làm việc trong nhóm đa ngành.

e. Khả năng xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quy trình sản xuất thực tế hoặc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm;

f. Khả năng giao tiếp hiệu quả.

g. Khả năng hiểu được tác động của các giải pháp kỹ thuật đến môi trường tự nhiên cũng như xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh thế trong bối toàn cầu hoá.

h. Khả năng nhận thức được cần thiết phải phát triển công nghệ chế biến thực phẩm và kiểm soát tốt vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

i. Khả năng nhận thức được trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

–  Bằng cử nhân Khoa học và Công nghệ thực phẩm của USTH sẽ là hành trang vững chắc cho các em tiếp cận với nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, hoặc trong chế biến, quản lý chất lượng, phát triển thực phẩm tại các cơ sở của Nhà nước, công ty tư nhân hay doanh nghiệp quốc tế. Lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ra trường rất phong phú với lợi thế cạnh tranh cao:

– Phụ trách các dây chuyền sản xuất, đảm bảo và quản lý chất lượng (QA & QC) trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm

– Làm việc trong hệ thống phân phối, xuất nhập khẩu và marketing sản phẩm thực phẩm.

– Kỹ thuật viên các phòng nghiên cứu, cải thiện chất lượng và phát triển sản phẩm mới (R&D)

– Kỹ thuật viên các phòng thí nghiệm phân tích thực phẩm, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng, khoa học thực phẩm

– Chuyên gia tư vấn luật và các quy chuẩn thực phẩm

– Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân cũng có thể tiếp tục học thạc sỹ, tiến sỹ tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội hoặc các đơn vị đào tạo chuyên sâu khác trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ thực phẩm. Ngoài ra, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội trao cho sinh viên nhiều cơ hội được thực tập hoặc học cao học, nghiên cứu sinh ở các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu của nước Pháp và trên thế giới. Sinh viên có nhiều cơ hội để trở thành các chuyên viên, chuyên gia tư vấn cao cấp, các giảng viên – nghiên cứu viên trong lĩnh vực thực phẩm tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

Địa chỉ: Phòng 307, tầng 3, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Địa chỉ: Phòng 102, tầng 1, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Tổng quan ngành Công nghệ thực phẩm

Công nghệ thực phẩm có tên tiếng Anh là Food Technology. Đây là một ngành chuyên nghiên cứu  về lĩnh vực chế biến nông sản và bảo quản. Ngành học có  ứng dụng thực tiễn cao trong đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ăn, uống… Ngành học được mở ra với mục đích  nghiên cứu các phương pháp, các công nghệ hiện đại để tối ưu hóa dinh dưỡng trong sinh hoạt, nâng cao giá trị cuộc sống của con người.

Ngành Công nghệ thực phẩm tập trung đào tạo các kiến thức về sinh học; hóa học,vệ sinh an toàn thực phẩm;  đánh giá chất lượng thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, phương pháp chế biến thực phẩm… Nghiên cứu, sáng tạo và vận hành các dây chuyền sản xuất thực phẩm hiện đại; quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.

Ngoài ra, các bạn sẽ được học chuyên sâu về công nghệ đông lạnh thủy sản, công nghệ chế biến thịt cá, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến đường và đồ uống, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, …

Bên cạnh đó, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.

Đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

Tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Công nghệ thực phẩm- thuộc khoa Hóa được thành lập từ năm 1978, gắn liền với sứ mệnh của Nhà trường, đó là trở thành  trung tâm đào tạo số 1 khu vực Miền Trung – Tây Nguyên về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm, đồng thời hướng tới tiếp cận, mở rộng trình độ cùng với các nước trong khu vực và thế giới.

Đội ngũ giảng viên chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – DUT  đều là các GS, TS, cựu sinh viên có kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực và từng được đào tạo, tốt nghiệp từ các trường đại học đào tạo về  Khoa học và Công nghệ thực phẩm nổi tiếng trong nước và quốc tế như: CH Dân chủ Đức (cũ), Liên Xô (cũ), Cộng Hòa Pháp, Ru-ma-ni. Không chỉ vậy, đội ngũ giảng viên chuyên ngành tại DUT cũng  không ngừng trau dồi, tiếp cận thêm nguồn kiến thức mới. Nhà trường thường xuyên triển khai các chương trình trao đổi để các thầy cô được đào tạo, trau dồi thêm với các trường đại học quốc tế như:  Úc, Nhật Bản, Pháp, Tiệp Khắc, Đài Loan, Nga,…

Khi mà nền kinh tế hội nhập đang cần nhiều nguồn nhân lực cho ngành Công nghệ thực phẩm, đặc biệt là nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao. Nắm bắt được tình hình đó, ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã thiết kế và nâng cao chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm theo chuẩn quốc tế. Bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2020, DUT chuyển sang đào tạo chuyên ngành Công nghệ thực phẩm lên hệ Chất lượng cao (CLC). Mục đích hướng tới trang bị đầy đủ kiến thức cập nhật, giúp cho sinh viên được tiếp cận và đón đầu xu hướng nền công nghiệp chế biến thực phẩm trên thế giới. Cùng với đó, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu ngành Công nghệ thực phẩm được Nhà trường nâng cấp thường xuyên, bao gồm: Phòng thí nghiệm Hóa sinh, Phòng thí nghiệm Vi sinh, Phòng thí nghiệm Đánh giá cảm quan, Phòng thí nghiệm Công nghệ thực phẩm, và Xưởng Công nghệ thực phẩm.

Chương trình đào tạo được thiết kế theo hình thức phân bổ giờ học lý thuyết song song với giờ học thực hành. Bởi vậy, số giờ học  lý thuyết của sinh viên ngành khóa thực tập thực tế tại  khu công nghiệp; các nhà máy, các dự án nghiên cứu từ 3-6 tháng trong nước. Thậm chí, các bạn cũng có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi, thực tập ở các doanh nghiệp nước ngoài, quốc tế đang rất  phát triển nền công nghệ chế biến thực phẩm  như Nhật Bản, Pháp, Thái Lan.

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm – DUT thực hành tại phòng thí nghiệm